Vũ Trọng Khải – Sử gia Nguyễn Nhã, giả sư !!!

NỖI ĐAU CHUNG CỦA DÂN TỘC.
 
Đọc bài “ Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” của Sử Gia Nguyễn Nhã, mới được phổ biến ngày 18/1/2014 ( xin xem attach)), người đọc không khỏi ngậm ngùi với những cảm xúc của Ông khi “ Hòang Sa thất thủ” ( theo cách nói của Sử Gia Nguyễn Nhã), người đọc cũng không thể không liên tưởng đến những ngày “ Saigon thất thủ”.
Nỗi đau không chỉ riêng cho người dân Miền Nam mà trớ trêu thay, nỗi đau “ Saigon thất thủ” cũng lại là nỗi đau cho cả người Miền Bắc.
Xin được kể một câu chuyện ngắn xẩy ra trong những ngày gần cuối tháng 6/1975
 
( xin nhắc lại, anh em sĩ quan cấp Úy/QLVNCH tại Saigon phải trình diện đi tù “ CẢI TẠO” hạn chót là ngày 28/6/1975):
“ Chúng tôi, một số anh em Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, quyết định không trình diện theo thông cáo của Ủy Ban Quân Quản Saigon, đang chuẩn bị bắt tay với một tổ chức tiếp tục chiến đấu chống lại sự thống trị của CSVN. Trong một buổi tối, chúng tôi , bốn anh em, gặp nhau trong một quán cháo lòng tại khu Hòa Hưng ( Q.3 Saigon), trong quán, lúc đó,có  một bàn cách chúng tôi không xa có ba người bộ đội cs, có lẽ họ uống cũng đã nhiều, nhưng họ không nói nhiều hay la lối om sòm, chỉ trầm ngâm và nói chuyện nho nhỏ với nhau…. chợt chúng tôi nghe một trong ba người đó nói khá lớn như để cho chúng tôi nghe được :
 “  Chúng tôi hy vọng các anh ra giải phóng Miền Bắc, ai ngờ các anh để chúng tôi vào giải phóng Miền Nam thì chết cả lũ”.!!!
Rồi chúng tôi nghe được tiếng khóc của người vừa nói …..!!!
 
Chúng tôi nhìn nhau, lẳng lặng bỏ đi vì không muốn rắc rối, chúng tôi còn có việc phải làm. Nhưng trong lòng tràn ngập một nỗi đau !!!
Bốn anh em chúng tôi, rồi cũng xa chân vào tù khỏang cuối tháng 8/1975, một người đã mất, nay còn lại 3 người, hai người hiện sống ở Hoa Kỳ, còn tôi đang cư ngụ tại Sydney Úc Châu.
 
Kể lại câu chuyện trên để thấy rằng Miền Nam bị mất vào tay CS Bắc Việt là nỗi đau chung của cả Dân Tộc, không phải nỗi đau riêng của người Miến Nam.
 
Hồi tưởng lại thời gian từ cuối tháng 3/1975 đến khi “ Saigon thất thủ”, người dân Miền Nam chộn rộn để tìm đường đào thoát khỏi bàn tay thống trị của csvn, cũng như người dân Vùng Một, Vùng Hai xuôi Nam từ những ngày đầu tháng 3/75 mà người ta mệnh danh chuyến xuôi Nam ấy là “ CUỘC BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN”.
Cũng như nhiều người khác, tôi cũng chạy ngược chạy xuôi tìm đường ra đi, nói lên việc chốn chạy của mình, phần nào cũng chua sót, nhưng người dân Miền Nam có câu nói : “ Cây cột đèn đi được nó cũng đi rồi”.
Thế nhưngcũng có người đi được, vẫn quyết định ở lại.
Trong khoảng thời gian này, cá nhân tôi có gặp một vài người bạn, cũng có vị trí khá cao trong chính quyền VNCH, hỏi ý về việc ra đi, anh bạn tôi cho biết :
“ Tôi sẽ không di tản, tôi muốn ở lại tìm hiểu thêm về cộng sản và xem người ta làm được gì cho đất nước này khi nắm được quyền lãnh đạo ! ”.
 Tôi bất bình với câu trả lời của Anh nên nói :
Người có vị trí trong chính quyền như Ông mà suy nghĩ vậy thì chết cha tụi tôi rồi, mất Miền Nam cũng chẳng có gì lạ !”
Anh bạn này của tôi có phương tiện di tản cùng gia đình bằng máy bay Hoa Kỳ, nhưng Anh đã ở lại, cũng đi tù hơn 10 năm , sau khi ở tù về, Anh cũng tìm đường vượt biên như những người khác… may mắn, Anh cũng đến nơi và đến nay Anh vẫn còn sống tại Hoa Kỳ.
Trở lại chuyện với Sử Gia Nguyễn Nhã,
Tôi biết khá tường tận về việc Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp phương tiện di tản cho giới nhà văn nhà báo tại Saigon vào những ngày giữa và cuốui tháng 4/75.
Hẳn nhiên, Sử Gia Nguyễn Nhã cũng là người được Hoa Kỳ đề nghị di tản, vì theo bài viết “ Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”, Sử Gia Nguyễn Nhã cho người đọc biết Ông là Chủ Biên của “ Tập San Sử Địa”, cũng theo Ông, đó là một Tập San có uy tín vì quy tụ nhiều học gỉa của Miền Nam thời đó ( có nêu tên một số vị trong bài này).
Sử Gia Nguyễn Nhã đã chọn ở lại với Quê Hương như Anh bạn của tôi !
Người ta có quyền nghĩ rằng, và cũng có nhiều phần trăm là đúng, rằng, những người chọn ở lại “ muốn trở thành chứng nhân của lịch sử ” !
NGHĨ VÀ LÀM ĐƯỢC NHƯ VẬY CŨNG TỐT THÔI !!!
 
KÊU GỌI QUYÊN QÚA KHỨ.
 
Sử Gia Nguyễn Nhã kêu gọi :
“ Tôi cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai.”
 
Là một nhà nghiên cứu và viết Sử, Sử Gia Nguyễn Nhã đã kêu gọi người Việt trong và ngòai nước “ hãy quên và bỏ qua hận thù trong quá khứ !”
Lời kêu gọi này của Sử Gia Nguyễn Nhã, nghe từa tựa như lời kêu gọi của những tên lãnh tụ cộng sản “ quên quá khứ, hướng về tương lai…”
 
Xin lỗi Sử Gia Nguyễn Nhã, ai nói quên quá khứ thì còn tạm nghe được chứ Sử Gia mà kêu gọi quên quá khứ thì không hiểu Sử Gia sống bằng cái gì, và nếu KHÔNG CÓ QUÁ KHỨ thì làm gì có môn sử học, mà không có sử học thì Sử Gia Nguyễn Nhã có còn đất dụng võ hay không ?
 
Quá khứ, hiện tại, tương lai là một dòng thời gian không gián đọan trong cuộc sống của cá nhân, của Dân Tộc….
Nó không thể cắt đọan này, bỏ đọan khác như kẻ gian viết sử , như kẻ gian bóp méo lịch sử…Do đó, bất kỳ ai, bất kỳ kẻ nào kêu gọi người khác quên quá khứ chỉ là che dấu những ý đồ đen tối của một âm mưu chính trị.
Một Sử Gia như Ông Nguyễn Nhã, luôn lấy chữ TÂM làm đầu, cần làm sáng chữ TÂM, nếu còn trong Ông !!!
 
“ Kế thừa truyền thống lấy chữ Tâm làm đầu,….”
 
Người Việt ở hải ngọai, đa số không chấp nhận thể chế chính trị cộng sản, họ đã bỏ nước ra đi, nhưng luôn quay đầu hướng về Tổ Quốc và Dân Tộc….Họ không phải là những kẻ vong bản ….
 
– Người Việt Hải Ngọai đau với những nỗi đau quê nhà trong thiên tai lũ lụt …
– Người Việt Hải Ngoai, đau với nỗi đau nghèo khó vì bị các quan chức cộng sản cầm quyền bóc lột.
– Người Việt Hải Ngọai đau với từng vết bầm tím trên cơ thể người dân oan,
– Người Việt Hải Ngọai đau với nỗi đau của tuổi trẻ dấn thân chống âm mưu bành chướng của giặc phương bắc đã bị đảng CSVN bóp méo, kết thành tội danh hình sự như “ trốn thuế ”, bây giờ ở quê nhà, tội “ trốn thuế” được coi là “ tôi yêu nước” …..
Thực trớ truê…. Yêu Nước cũng là tội hay sao?
Do vậy, đảng csvn được đồng bào Quốc Nội vinh danh là “ Bọn Thái Thú, hèn với giặc ác với Dân…”
– Người Việt Hải Ngiọai, đau với muôn vàn nỗi đau của Dân Tộc,…..kể ra sao hết…
 
Từ đó,
–         Người Việt Hải Ngọai chắt chịu đóng góp tịnh tài cứu trợ lũ lụt, những mong đồng bào mình tạm thoát cảnh cơ hàn…Nhưng csvn cũng ngăn cản , đánh đâp đòan người từ thiện đó.
–         Đau với nỗi đau thể xác và tinh thần người yêu nước bị bọn vong nô bức hại, người Việt Hải Ngọai phải vận động Quốc Tế can thiệp để bảo vệ mạng sống anh em nơi quê nhà…..
–         Kể sao cho hết…..!!!
Mà kể ra như vậy đó, không phải là kể thành tích, vì đó chỉ là việc thực hiện trách nhiệm… nhưng là để nhắc lại những điều Sử Gia Nguyễn Nhã đã biết nhưng có lẽ Ông “ gỉa quên”  để thực hiện CHỦ ĐỀ cho chuyến đi đã được định sẵn từ quan chức Hà Nội…..Để Ông có cớ cất tiếng kêu gọi xóa bỏ hận thù !!!
Sơ lược những gì vừa được trình bầy, mà người ta có thể cả quyết Sử Gia Nguyễn Nhã ĐÃ BIẾT RẤT TƯỜNG TẬN … Vậy hà cớ gì một người TRÍ THỨC như Nguyễn Nhã phải bỏ mất CHỮ TÂM để uốn cong tư tưởng mình khi kết tội NGƯỜI VIỆT TRONG VÀ NGÒAI NƯỚC CÒN NUÔI HẬN THÙ…!!!
 
KÊU GỌI HÒA GỈAI, HÒA HỢP DÂN TỘC
 
Song, xin được đặt một câu hỏi với Sử Gia Nguyễn Nhã :
“ Xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cs, ai cũng biết, người cầm quyền chủ trương bóp méo lịch sử Dân Tộc, không những thế, chương trình giáo dục bậc trung học bỏ hẳn môn học sử ký, thì, Sử Gia Nguyễn Nhã nghiên cứu về lọai hình lịch sử nào ? Lịch Sử Dân Tộc hay lịch sử Đảng !!! ???”
 
Trong bài “ Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”, Sử Gia Nguyễn Nhã cho người đọc thấy rằng, từ tháng 8 năm 2012 Ông đãcó những lần du thuyết để trình bầy những gì liên quan đến Hoàng Sa tại Đại Học Havard, một trường Đại Học danh tiếng và bậc nhất thế giới, ,  ( trích“ Ngay ngày 16/8/2012 khi tôi tham gia hội thảo tại Đại Học Harvard về Biển Đông do Hội Sinh viên Việt Nam tại Vùng Boston mở rộng tổ chức…”)
 Rồi đến tháng 12/213, Ông Nguyễn Nhã lại có buổi nói chuyện tại Đại Học Melbourne, cũng là một trường Đại Học nổi tiếng Thế Giới  ( trích :Ngày 21/12/2013 vừa qua tôi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa qua Hồ sơ tư liệu bằng tiếng Anh hơn 500 trang đã được hoàn chỉnh mà chưa có phương tiện phổ biến trên thế giới tại Đại học Melbourne (Úc).)
 
 Trong lần đến Úc Châu vừa qua, Ông Nguyễn Nhã cũng có buổi nói chuyện với đồng hương tại một nhà hàng ở Sydney, tôi không có cơ hội tham dự vì những lý do cá nhân.
 
Thực tình, trong tôi có một chút nghi vấn về mục đích thầm kín trong chuyến đi của Sử Gia Nguyễn Nhã đến Úc Châu.
Tôi đã cố tìm hiểu, trao đổi với một vài người bạn đã tham dự buổi nói chuyện của Sử Gia Nguyễn Nhã tại Sydney cũng như tại Melbourne, hầu như tôi chỉ nhận được những nụ cười nửa miệng mà không có câu trả lời minh thị cho nghi vấn của tôi.
 
Không biết có bài viết nào khác của người Việt/Úc Châu ngòai bài viết :
“ Đôi lời với Tiến Sỹ Nguyễn Nhã về Hoàng Sa.” của Ông Nguyễn Quang Duy.
Nhưng qua bài viết của Ông Nguyễn Quang Duy, tôi thấy hé lộ phần nào nghi vấn của tôi. (đính kèm trong Attach)
Nay với bài “ Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” của Sử Gia Nguyễn Nhã, đã cho tôi câu trả lời rõ ràng về nghi vấn mục đích thầm kín dấu sau đề tài Hoàng Sa mà Ông Nguyễn Nhã dùng làm chiêu bài đi du thuyết khắp nơi.
Vì xác định được mục đích thầm kín đó nên đã lấy tựa đề bài viết này là :
 
“ SỬ GIA NGUYỄN NHÃ, GIẢ SƯ !!!.”
 
 Xin mời đọc một trích đọan trong bài viết của Sử Gia Nguyễn Nhã:
 
“ Tôi cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai.
Kế thừa truyền thống lấy chữ Tâm làm đầu, năm 1992 khi làm phim Thăng Long Hà Nội Xưa, tôi cùng GS Trần Quốc Vượng đã khấn trước Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa rằng “xin Đức Vua phù hộ cho sự hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự….”
 
Sử Gia Nguyễn Nhã, đã tự xác định, người nghiên cứu và viết sử phải khách quan :
, bởi một người nghiên cứu lịch sử như tôi đã được rèn luyện tinh thần khách quan khoa học về những biến cố lịch sử mới có thể tiếp cận được sự thật lịch sử.”.
 
 Nay, Sử Gia Nguyễn Nhã  đến trước Đền Thờ An Dương Vương khấn rằng :
 
 Xin Đức Vua phù hộ cho sự hòa giải, hoà hợp dân tộc thực sự.”
Như vậy,với lời khấn nguyện trên,  với tinh thần khách quan của một người nghiên cứu sử, Ông Nguyễn Nhã đã xác định có sự HẬN THÙ DÂN TỘC CẦN HÒA GỈAI HÒA HỢP !!!
 
Nghi vấn về chuyến đi của Sử Gia Nguyễn Nhã đã được xác định với lời khấn của Ông  trước Đền Thờ An Dương Vương như Ông đã ghi lại như trên.
 
Tinh thần khách quan của một người nghiên cứu sử của Ông Nguyễn Nhã để đâu?
Ông nghĩ gì khi cho rằng Dân Tộc Việt Nam cần được Đức An Dương Vuơng phù hộ cho sự hòa giải, hòa hợp Dân Tộc ?
Khi Ông khấn nguyện như thế, hẳn nhiên Ông tin rằng Dân Tộc Việt chúng ta đang có những hận thù, chia rẽ  !!!
Sử Gia Nguyễn Nhã có thể nêu lên cho “ mọi người Việt yêu nước ở trong và ngoài nước ….” thấy được bằng chứng về  sự  “ HẬN THÙ DÂN TỘC ” hay không ?
 
Xin xác quyết, Sử Gia Nguyễn Nhã không thể chưng dẫn được bằng chứng cho câu hỏi trên. Bởi lẽ , không có sự hận thù nào giửa những con dân Nước Việt ở trong và ngòai nước như đã trình bầy trên đây.
Người Dân Việt không nuôi hận thù nhưng chắc chắn người Dân Việt không chấp nhận chế độ cộng sản, và, phải tìm mọi cách triệt hạ thể chế chính trị đó, việc triệt hạ thể chế chính trị cộng sản, không phải, và không được phép hiểu nghĩa là truy diệt người  cộng sản.
 
Bất kỳ ai, cũng như Sử Gia Nguyễn Nhã không thể vì bất cứ lý do gì gán gép sự việc chối bỏ chế độ cộng sản là “ SỰ HẬN THÙ DÂN TỘC”…
Vì Cộng Sản, tự nó xác định là PHI DÂN TỘC, vô gia đình, vô Tố Quốc…
 
Do đó, việc Sử Gia Nguyễn Nhã dâng lời khấn cầu trước đền An Dương Vương chỉ có một ý nghĩa duy nhất là kêu gọi mọi người yêu nước hãy bắt tay hòa hợp với những kẻ buôn dân, bán nước, những tên tội đồ của Dân Tộc mà thôi, không thể biện minh cho một ý nào khác !!!
 
Và Nguyễn Nhã cất lời kêu gọi:
“  “ Tôi cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai…..”
 
Đọc đọan trích dẫn trên, người ta thấy Sử Gia Nguyễn Nhã chỉ là con vẹt , nhái lại lời mớm của lãnh tụ cộng sản mà thôi…..
“ Không phân biệt chính kiến…..hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai…”
 Sử Gia Nguyễn Nhã có hiểu rằng vì “ cái chính kiến cộng sản” mà ngày nay đất nước đang từng ngày, từng bước bị đảng csvn  đưa vào cảnh mất nước hay không ?
 
Đất nước Việt Nam của Sử Gia Nguyễn Nhã và của cả tôi đang bước vào thời kỳ bắc thuộc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân lọai, do đâu và do ai vậy ?, thưa Sử Gia Nguyễn Nhã.
 
Cá nhân tôi hoàn tòan đồng ý với Sử Gia Nguyễn Nhã khi xác định  rằng :
 
Bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”
 
Chỉ mới “ VÔ CẢM” với Hoàng, Trường Sa đã bị kết án có tội với Tổ Tông và Dân Tộc.
Vậy với kẻ bán đứng Hoàng, Trường Sa cho bọn bành trướng phương bắc thì phải kết án như thế nào, xin Sử Gia Nguyễn Nhã chỉ giáo cho.
Dù lời chỉ giáo của Ông như thế nào, liệu Sử Gia Nguyễn Nhã có còn đủ CAN ĐẢM kêu gọi “  Hòa Gỉai Hòa Hợp ” hay không ?
 
Nhưng  Sử Gia Nguyễn Nhã đã khéo léo mượn lời kết án như trên để khóa miệng những ai có ý muốn  phản bác hay vạch trần âm mưu đen tối trong chuyến đi của Ông vì sợ bị kết tội là kẻ “ có tội với Tổ Tông và Dân Tộc.”
Xin Sử Gia Nguyễn Nhã giúp chuyển và phổ biến câu sau đây thay thế cho câu nói như trên mà Ông tâm đắc  đến đồng bào trong nước và cả những lãnh tụ cộng sản :
 
“ Bất cứ ai, bất cứ tập đòan nào, bán đứng Hòang Sa, Trường Sa cho ngoại bang đều có tội với Tổ Tông và Dân Tộc.”.
 
Nếu Ông Nguyễn Nhã tự nhận trong Ông còn chữ TÂM, thiết nghĩ, Ông nên phản hồi những gì tôi đã trình bày như trên, nếu có điểm nào sai xin Ông chỉ giáo, âu cũng là cơ hội để Ông “ nói lại cho rõ ý mình”, thanh minh trước dư luận “ÁC”, có thể có,do tôi gây nên bất lợi cho Ông !!!
Những gì tôi đã trình bầy, hoàn toàn đúng với những suy nghĩ của cá nhân tôi, không có ý gì “ quá khích”.
 
 ÂM MƯU CỦA CSVN TRONG CHIÊU BÀI HÒA HỢP HÒA GIẢI :
 
Nên nhớ, CSVN chưa bao giờ chính thức lên tiêng bằng một văn bản kêu gọi Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở Hải Ngọai về chính sách “ hòa hợp hòa gỉai” hay ngược lại là “ hoà gỉai hòa hợp” ( cách nói của Nguyễn Gia Kiểng)
 Toàn bộ những dư luận về sự kiện này, chỉ do những ai đó, với mưu đồ gì đó, hay do csvn mớm lời để làm chuyển hướng chú ý, rời bỏ trọng tâm đấu tranh của Cộng  Đồng Người Việt Hãi Ngọai mà thôi.
Nếu csvn cao tay ấn, đủ can đảm, đưa ra một văn kiện chính thức, nêu được lý do “ có thể được gọi là chính đáng nào đó ” kêu gọi  Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoai “ hòa giải” với đảng cộng sản, văn bản được công bố trên truyền thông báo chí trong và ngòai nước, thì csvn sẽ gặt hái được khá nhiều kết qủa trong việc đánh phá sự đòan kết giữa hải ngọai với hải ngiọai, giữa hải ngọai với quốc nội .
 
Để phòng ngừa thủ đọan này của CSVN, đa số Nội Quy của các tổ chức Cộng Đồng Người Việt Tự Do Hải Ngoại luôn minh định:
“ KHÔNG CHẤP NHẬN CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CỘNG SẢN DƯỚI MỌI HÌNH THỨC”.
 
KẾT
 
Hiện nay, ai cũng biết, csvn cho hàng ngàn công an, gọt trọc đầu, mặc áo nâu, áo vàng  làm sư  để đánh phá Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất…thi hành nghị quyết 36….
Xin Sử Gia Nguyễn Nhã, một nhà trí thức, đừng GIẢ SƯ, để khỏi làm tủi vong linh những vị thầy của ông, trong đó cũng có Vị là Thầy cùa tôi.
 
 
Sydney ngày 27 tháng 2 năm 2014.
Vũ Trọng Khải

 

Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

Tiến sỹ sử học, nhà nghiên cứu về Biển Đông

Cập nhật: 03:59 GMT – thứ bảy, 18 tháng 1, 2014

Người Việt ở hải ngoại biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974

Thấm thoắt đã 40 năm rồi.

 

Tôi còn nhớ như in đúng ngày mùng Ba Tết, tôi đang chúc Tết ở nhà Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, tác giả tác phẩm Tư Tưởng Việt Nam, nguyên Khoa trưởng (Hiệu Trưởng) Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, thì nghe Đài phát Thanh Sài Gòn đưa tin Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, thú thật tôi thật sự xúc động.

Thật sự tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại xúc động đến như thế, bởi một người nghiên cứu lịch sử như tôi đã được rèn luyện tinh thần khách quan khoa học về những biến cố lịch sử mới có thể tiếp cận được sự thật lịch sử.

Khi triệu tập một số người trong Ban biên tập thông qua ý kiến chuẩn bị một số Tập San Sử Địa đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa thì cũng đã có người nêu ý kiến rằng Tập San Sử Địa phải giữ tính khách quan khoa học, đừng đưa vấn đề thời sự chính trị vào Tập san nghiên cứu, nhất là lại đưa ra một số báo nói về vấn đề thời sự chính trị như thế. Có người viện dẫn các báo, đài đang hàng ngày nêu lên trang báo tít lớn vấn đến thời sự “hải chiến Hoàng Sa”.

Tôi cũng liên tưởng ngay đến có lần một vị giáo sư dạy tôi về phương pháp sử học, tuy có khen nội dung các số tập san đã xuất bản song đã phê bình lời lẽ thiếu khách quan trong Lá thư Tòa soạn mà chính tôi đã viết, mang tinh thân dân tộc, tinh thần yêu nước .

Tôi nghĩ vị giáo sư khả kính ấy rất có lý, nhất là trong không khí học thuật ở Miền Nam lúc bấy giờ, tính thần “phi chính trị” rất cao, song tôi không trả lời vị giáo sư ấy mà chỉ ậm ừ cho phải phép. Thật sự lúc bấy giờ tôi đã không”lý luận lý trí” mà chỉ “lý luận con tim”. Con tim có lý của nó, vậy thôi!

Trong buổi họp Ban Biên tập, tôi chỉ lắng nghe và tôi tuyên bố tôi sẽ suy nghĩ để quyết định như các số chủ đề khác, Lúc bấy giờ tôi cũng biết một số người thân thiết với “ Mặt Trận” trong đó có nhà biên khảo Đông Tùng, tên thật là Nguyễn Tư Hồng gốc Nghệ An, đã bị bắt đầy ra Côn Đảo; năm 1963 khi Chính quyền TT Ngô Đình Diệm bị đổ, ông mới được thả. Chính ông đã nhiều lần thuyết phục tôi rằng hiện Tập San Sử Địa rất có uy tín về học thuật, các cơ quan nhà nước từ Phủ quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa, Bộ Ngoại Giao, Bộ Thông Tin… đang nhập cuộc nghiên cứu về vấn đề Hoàng Sa, nếu Tập san ra số chủ đề không ra gì , sẽ mất uy tín.

Tôi cũng chỉ ậm ừ, không trả lời, song trong bụng tôi lại thấy tự ái dâng trào, tôi lại quyết làm để xem ai hơn ai. Và con tim tôi đã thắng lý trí, tôi đã âm thầm gửi thư riêng đến các học giả ở trong và ngoài nước. Thật không ngờ chỉ trong ba tháng, nội dung có thể tạm hoàn thành một số đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa.

Song, lý trí của tôi lại buộc tôi suy nghĩ, tôi quyết định không ra ngay số đặc khảo để bị mang tiếng là tham gia vào thời sự chính trị, mà sẽ ấn hành vào dịp kỷ niệm một năm mất Hoàng Sa. Thế là được mọi người tán đồng, nhất là có thêm thời giờ để làm cẩn thận hơn.

Tôi có 4 bài viết trong đó có bài tham gia với tên Hoàng Việt Sơn trong bài Thư mục chú giải của Nhóm các anh Nguyễn Văn Hường, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Nhật Tấn, Trần Thế Đức (về chuyên môn phải để là thư tịch mới đúng).

Nhiều lần’rơi lệ’

Bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc

Ngày 20 tháng 1 năm 1975, kỷ niệm 1 năm thất thủ chứ không phải kỷ niệm Chiến thắng ngày 19/1, khi Trung Quốc dùng võ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, với tính cách Trưởng Ban tổ chức, tôi phát biểu giới thiệu GS Trần Văn Quế, đại diện 5 vị Quốc lão chủ tọa ( trong đó có Nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải) phát biểu khai mạc Triển lãm Sử liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và ấn hành Tập San Sử Địa số 29, đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa tại Thư Viện Quốc Gia, tôi quá xúc động khiến mọi người ôm nhau khóc ròng như Nhật Báo Sóng Thần hồi ấy đã đưa tin.

Cũng từ đó, không biết bao lần, tôi cứ nghẹn ngào rơi lệ khi có ai nhắc đến ngày 19/1.

Ngay ngày 16/8/2012 khi tôi tham gia hội thảo tại Đại Học Harvard về Biển Đông do Hội Sinh viên Việt Nam tại Vùng Boston mở rộng tổ chức, khi nghe một vị nữ tiến sĩ Việt Nam hỏi các diễn giả về sự kiện Hoàng Sa ngày 19/1, tôi đã xúc động mà trả lời rằng câu hỏi của bạn đã làm nhói trái tim tôi và sau tôi được đọc một bài viết của một bạn trẻ với bài “Một Tiến sĩ sử học đã rơi lệ trên đất nước Mỹ”. Bạn trẻ sinh viên du học ấy cũng nói rất cảm cảm động và tự thấy xấu hổ chưa làm được gì cho Đất nước.

Ngày 21/12/2013 vừa qua tôi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa qua Hồ sơ tư liệu bằng tiếng Anh hơn 500 trang đã được hoàn chỉnh mà chưa có phương tiện phổ biến trên thế giới tại Đại học Melbourne (Úc).

Ngay khi tôi mở đầu buổi nói chuyện rằng vừa rồi xem đoạn video clip về Hải chiến Hoàng Sa do Đài Đồng Nai ở trong nước vừa mới phát, tôi lại liên tưởng đến câu chuyện kể trong một bàn ăn sau buổi nói chuyện về Hoàng Sa của Hội Kỹ thuật Kinh Tế Biển TP.HCM tổ chức, một sĩ quan hải quân có thuật lại rằng sau ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, có tổ chức một buổi liên hoan chào mừng “Chiến Thắng Tây Sa”, đã mời Đoàn hải quân VNDCCH lúc đó đang có mặt ở Hải Nam.

Đoàn có đánh điện về cấp trên rằng sẽ không tham dự. Cấp trên hỏi sao lại không tham dự thì Đoàn trả lời “không muốn vỗ tay”. Nhắc đến người Việt Nam bất cứ chính kiến nào cũng như thế, tôi lại nghẹn ngào rơi lệ. Cuối buổi nói chuyện một nữ du học sinh ở Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa và đã ôm lấy tôi mà khóc.

Và không hiểu tại sao ngay giờ này đây, viết đến đây nước mắt tôi cũng đang dàn dụa nghẹn ngào!

Rồi nghĩ nước mắt nghẹn ngào cho sự kiện ngày 19/1, ngày Hoàng Sa biết đâu sẽ làm cho người Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhất là các bạn trẻ sẽ bừng tỉnh rằng suốt thế kỷ XX Việt Nam là nạn nhân của Thời cuộc quốc tế!

‘Con tim của công dân Việt Nam’

Tàu chiến của Hải quân Việt Nam Cộng hòa về đến Đà Nẵng

Có lẽ lý lẽ con tim của một người công dân Việt Nam như tôi đã được tôi trình bày vào ngày 18 tháng 1 năm 2003, khi tôi bảo vệ Luận án tiến sĩ:” Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tôi đã phổ biến một văn bản: ”Thử đặt Vấn đề Hoàng Sa dưới góc độ học thuật”. Tôi kêu gọi các nhà nghiên cứu trên thế giới nhất là những nhà nghiên cứu, giới học thuật ở Trung Quốc cùng chia sẻ với tôi nguyện vọng đi tìm sự thật lịch sử.

Tôi cũng kêu gọi giới trẻ Việt Nam học suốt đời, góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngày càng chất lượng cao hầu xây dựng cho đất nước một nền kinh tế tri thức phát triển trong thế kỷ XXI.

Tôi cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai.

Kế thừa truyền thống lấy chữ Tâm làm đầu, năm 1992 khi làm phim Thăng Long Hà Nội Xưa, tôi cùng GS Trần Quốc Vượng đã khấn trước Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa rằng “xin Đức Vua phù hộ cho sự hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự”.

Tôi cũng nhắc qua một món nợ khác mà tôi phải trả là đem âm nhạc dân tộc, đem hát thơ vào trường học để giáo dục cho các thế hệ trẻ vừa để giữ hồn dân tộc, tạo lòng tự hào dân tộc, bỏ đi những xấu xí của người Việt Nam để mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam hùng cường.

Nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trận hải chiến Hoàng Sa 19/1, ngày Hoàng Sa của người Việt Nam bất cứ ở đâu, tôi xin thắp nén hương dâng lên các liệt sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 và cũng xin nhắc lại lời nói không bao giờ quên trong nói chuyện cùng với nhà cựu ngoại giao Dương Danh Dy tại trường Đại Học Ngoại Thương tại Hà Nội năm 2011, khi tôi nói bất cứ ai làm cho Đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc thì một nữ sinh viên đã phát biểu rằng “vậy thì bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”.

 

Đôi điều với Tiến S Nguyễn Nhã về Hoàng Sa

Nguyễn Quang Duy

Gửi tới BBC từ Úc

Cập nhật: 14:30 GMT – thứ hai, 10 tháng 2, 2014

 

 

Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “Bấm Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.

 

Hôm đó, ngay sau phần thuyết trình, một người đã xin phép được gọi Tiến Sỹ Nguyễn Nhã bằng anh cho thân thiện và đã được Tiến sỹ vui vẻ nhận lời.

Nhưng tôi lại vẫn còn khách sáo và giữ kẽ nên hôm đó luôn dùng từ “Tiến sỹ”. Hôm nay xin phép được gọi bằng anh, một người đi sau có đôi điều tâm sự cùng người đi trước.

Người cử tọa thứ nhất nhờ anh xác nhận có phải anh đã phát biểu:

“Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái Bình, thuộc quần đảo Tường Sa, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh chiếm giữ hộ.”

Lời phát biểu này đã được đưa lên diễn đàn Bấm Đàn Chim Việt. Anh cho biết anh đã không nói như thế, nhưng anh nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy.

Tiến lại gần sự thật

Theo chính sử, năm 1946 Trung Hoa lợi dụng việc giải giới quân đội Nhật đã chiếm đảo Ba Bình và đóng giữ đến nay.

Gần đây có dư luận cho rằng năm 1946 họ rút khỏi đảo Ba Bình nhưng đến năm 1956 họ quay lại. Theo tôi nếu có thật báo chí miền Nam đã rầm rộ đưa tin và dư luận đã không thể để yên cho chính phủ. Là một nhà nghiên cứu về Biển Đông thấy dư luận như thế anh cần tìm ra sự thật thay vì suy nghĩ theo người khác, suy nghĩ theo đám đông.

Tôi là người thứ hai phát biểu. Sau khi chia sẻ suy nghĩ về ngày 19/1/1974, về cảm tình dành cho anh và về Tập San Sử Địa số 29 mà tôi đã được đọc trước 30/4/1975. Tôi đã góp ý anh “viết sử cần hết sức khách quan, không nên nghĩ theo, dù rằng có nhiều người nghĩ như vậy”.

Anh có trả lời nhưng dường như chưa hiểu ý tôi. Bài viết trên diễn đàn BBC anh lại cho rằng vì tinh thần dân tộc, vì tinh thần yêu nước nên anh đã thiếu khách quan.

Người thứ ba khi nghe anh trả lời tôi đã nhận xét “để có giá trị lâu dài cho hậu thế người viết sử phải trung thực không thể vì cảm tính cá nhân”.

Trong sinh họat tại Úc, khi một người thuyết trình, người tham dự thường rất thẳng thắn đóng góp xây dựng. Vì thế tôi không đồng ý khi anh mượn lời:

“…một nữ du học sinh ở Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa”.

Theo tôi hôm ấy mọi người tham dự đều rất quan tâm đến Hòang Sa, đều rất thông cảm hòan cảnh và rất tôn trọng anh.

Người dân chủ động biểu tình nhắc đến Hải chiến Hoàng Sa 1974

 

Hôm đó anh Nguyễn Hưng Quốc, người đồng chủ tọa, trong phần phát biểu đã cho biết đây là lần đầu tiên anh ấy nhận nói về một đề tài có liên quan đến chính trị.

Toàn buổi thuyết trình, ngọai trừ một bạn trẻ du học đề cập đến tình trạng ngư dân bị nhà cầm quyền Trung Quốc cấm đánh cá, các cử tọa khác biết anh phải về lại Việt Nam nên chỉ trao đổi những điều gì anh đã nói.

Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều sử gia Úc. Họ không chỉ được đào tạo và thực hành các phương pháp sử học. Họ có căn bản vững vàng về kinh tế, xã hội, văn hóa, và nhất là về chính trị.

Sử học là môn khoa học xã hội học, học về con người. Nếu người viết sử không hiểu về chính trị, cố tránh vấn đề chính trị, hay “phi chính trị” vấn đề, thì làm sao họ có thể hiểu được các biến cố chính trị do chính con người tạo ra.

Là người, kẻ ít người nhiều đều có tính chủ quan. Nhất là khi đã tự chọn một đề tài và đeo đuổi nghiên cứu nó. Môi trường sinh họat tự do sẽ giúp cho học thuật trở nên khách quan hơn, trung thực hơn, đến gần với sự thật hơn.

Năm 1990, trong một buổi hội thảo tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc, sau nhiều trao đổi với giáo sư sử học David Marr tôi đưa ra nhận xét ông ấy thiếu khách quan khi viết sử Việt. Ông David Marr trả lời ông ấy viết, người khác viết, ông ấy viết lại, người khác viết lại, viết cho đến khi đến gần sự thật. Ông ấy ngầm trả lời không nên xem những điều ông ấy viết ra là chân lý.

Ngày nay tôi đã đọc được nhiều công trình nghiên cứu về sử Việt khá lý thú và gần sự thực hơn.

Vì thời gian có hạn nên hôm anh Nguyễn Nhã đến Melbourne tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nhưng chưa nói được ý.

Khi anh nhắc đến Hải Đội Hoàng Sa, tôi muốn trao đổi với anh, Hoàng Sa và Trường Sa nằm chính giữa biển Đông. Với vị thế chiến lược này nước nào kiểm soát được hai quần đảo là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế càng ngày càng trở nên quan trọng.

Mặc dầu hai quần đảo không có cư dân, các Vua triều Nguyễn vẫn lập ra các hải đội ra vào canh phòng kiểm sóat. Việc trao tòan quyền cho những người địa phương, về chiến thuật là để họ bảo vệ quyền sống của ngư dân địa phương.

Còn về chiến lược các Vua đã nhìn xa, đã thấy trước sự quan trọng của Hòang Sa và Trường Sa, thành lập Hải Đội là để giữ gìn hai quần đảo cho hậu thế chúng ta.

Khi anh nhắc đến tiếp thu Trường Sa, 30/4/1975, anh cho biết chỉ hai ngày sau tàu quân sự Trung Quốc đã xuất hiện trong vùng.

Về đề tài này, trên báo Tuổi Trẻ, có bài báo nhắc đến ký ức của người chỉ huy ông Mai Năng: “Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả”.

Vì thế khi nghe anh nói tôi đã nêu ra ý kiến nếu quân Trung Cộng tấn công Trường Sa tôi tin rằng các binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng để tuyên bố chủ quyền.

Tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa

Việt Nam Cộng Hòa là một nước nhỏ nên chiến lược của chúng ta phụ thuộc chiến lược của nước lớn Hoa Kỳ. Năm 1971, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược bắt tay với Trung cộng. Năm 1973, họ ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam cho Khối cộng sản.

Trong thế nước nhỏ, lực yếu và đang chiến tranh, ngày 19/1/1974, khi quân Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh nổ súng theo tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.

Tầm nhìn của ông Thiệu là tầm nhìn của người lãnh đạo quốc gia, nhìn xa, nhìn chiến lược, nhìn cho chúng ta ngày hôm nay có cơ hội để đấu tranh giành lại Hoàng Sa.

Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên cáo với nhận định:

“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này là một nhận định chiến lược ngày nay đã trở thành sự thực.

Cứ mỗi khi nghĩ đến Hoàng Sa, tôi đều nghĩ đến việc phải giành lại quần đảo này. Muốn giành bằng phương cách hòa bình hay bằng chiến tranh chúng ta đều cần nghiên cứu tình hình, tính khả thi và chủ động thích ứng với chiến thuật và chiến lược của các đại cường.

Công an Việt Nam dẹp biể̀u tình vì biển đảo

Biết lòng anh luôn nghĩ đến hòa giải hòa hợp dân tộc, cũng xin nhắc lại với anh bức hình được chụp ngày 19/1/2014 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội, bức hình theo tôi đã nói được hai mặt của vấn đề.

Mặt chính một người lính trong quân phục Bắc Việt, ôm nón cối, tay cầm một bông hoa, đến để thương tiếc những chiến sỹ Miền Nam đã hy sinh bảo vệ Hòang Sa. Người mất người còn đã thực sự hòa giải hòa hợp trong tinh thần Tổ Quốc Bên Trên.

Cũng trên bức hình là công an những người đại diện cho chế độ tay cầm loa tìm mọi cách để giải tán, để phá tan sự nghiêm trang của buổi lễ tưởng niệm. Mặt trái của bức hình đã nói lên sự thực của cái gọi là “hòa hợp hòa giải” giữa người dân và nhà cầm quyền cộng sản.

Khi anh nói về giáo dục, tôi đề nghị anh nói với các bạn trẻ về ba căn bản triết lý giáo dục của miền Nam: dân tộc, khai phóng và nhân bản. Thiết nghĩ làm gì cũng vậy nếu thiếu đi căn bản trước sau cũng dẫn đến khủng hoảng. Từ triết lý giáo dục miền Nam vì tinh thần dân tộc chúng ta cùng quan tâm đến Hoàng Sa, vì nhân bản chúng ta mới đề cao những phương cách hòa bình để giành lại Hoàng Sa và vì tinh thần khai phóng chúng ta mới thẳng thắn trao đổi học hỏi lẫn nhau.

Cuối cùng xin cám ơn anh, nhờ bài viết “Nhớ về ngày Hoàng Sa 19/1” chúng ta mới có thể hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn. Nhân dịp năm mới mong chúc anh, bạn đọc xa gần và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe và nhiệt tâm để đi tiếp con đường giành lại những gì mình đã mất.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.

800×600

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;}

Advertisement
This entry was posted in Bình luận. Bookmark the permalink.

5 Responses to Vũ Trọng Khải – Sử gia Nguyễn Nhã, giả sư !!!

  1. Pingback: TGCD kính mời đọc bài mới thứ sáu 28-02-2013 | Chương Trình Phát Thanh VRV Radio

  2. Hoàng hạc says:

    Tưởng Niệm 40 năm Hoàng Sa

    Bốn mươi năm trước, ngày này
    Biển Đông dậy sóng, Hoàng Sa kiêu hùng
    Giặc Tàu nhung nhúc trong vùng
    Việt Nam chiến đấu, chiến công vang lừng
    Nhìn bao chiến sĩ anh hùng
    Bỏ thây trên biển, uất hờn tràn dâng
    Việt Nam trong thế không cân
    Thù trong, giặc biển, muôn phần hiểm nguy
    Dẫu sao chiến đấu đến cùng
    Bỏ thây trên biển, đền nghì nước non
    Các anh Anh Dũng tiếng còn
    Còn quân bán biển Công Hàm cộng nô
    Trăm năm bia đá thì mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ:
    Việt Gian bán biển tiếng nhơ
    Bán luôn đất nước, lưu danh Lũ Hèn!!!

    Hoàng Hạc

  3. Hoàng hạc says:

    Trận Gạc Ma thuộc Trường Sa

    Việt Nam có xác Ác Hồ
    Biển Đông có một nỗi oan căm hờn !
    Biển Đông bao bọc nước Nam
    Ngàn năm nuôi sống dân ta hiền hoà
    Ngày nay biển động, máu nhoà !
    Hoàng sa tan nát, Trường Sa quy hàng !
    Giặc Tàu ngang ngược, hung tàn
    Gạc Ma bia đạn, thây người rụng rơi !
    Trời ơi, ngó xuống hỡi trời!!!!
    Chúng đem quân lính, làm Bia quân thù !
    Thù này ghi nhớ thiên thu
    Hàng năm tưởng niệm, mối thù còn nguyên.!

    Hoàng Hạc

  4. Hoàng hạc says:

    Hoàng trường Sa đã mất

    Trăm năm trong cõi người ta
    Giặc nào gian ác hơn là Cộng Nô
    Mà thằng đảng trưởng tên Hồ
    Du nhập chủ nghĩa ngoại lai lạ lùng
    Dân ta sống khổ hãi hùng !
    Bao nhiêu tội ác, nghìn thu còn hoài
    Một trong những tội tày trời
    Dâng biển, dâng đảo của ta cho Tàu
    Tội này cao thấu trời xanh !
    Hoàng Sa bây bán, Trường Sa bây hàng !
    Tội này hỡi lũ Sài Lang !
    Dân Việt nguyền rủa, ngàn đời không tha !!!

    (Kính dâng hương hồn các Anh, đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc.)

    Hoàng Hạc

  5. Hoàng hạc says:

    Ngư Phủ Hoảng Sa

    (Thương tặng anh Ngư Phủ Hoàng Sa, có người cha chiến đấu trong trận HS, đã mất tích, nhưng 40 năm nay, anh vẫn vừa đi biển , vừa đánh cá , vừa tìm cha, với hy vọng rất mong manh , là cha còn sống , trên 1 hoang đảo nào đó, và cũng xin tặng tất cả gia đình các Anh , đã anh dũng hy sinh.)

    Đêm nay tiếng sóng vỗ bờ
    Ba ơi , ba biết con chờ tin ba
    Ba ơi má cũng mong chờ
    Ba ra đi mãi , sao không quay về
    Hay là ba muốn quay về
    Nhưng thân tan nát, làm sao quay về
    Ba ơi , sóng vỗ thật gần
    Biển trên đất Việt , nhưng nay xa vời
    Ba ơi, không thể ra khơi
    Biển Đông ta mất , không còn Việt Nam
    Ba ơi, Quỷ Đỏ tham tàn !
    Cộng thêm bán nước , nên ra nỗi này !!!
    Đêm nay không uống mà say
    Hỏi quân bán nước , tình người ở đâu ?
    Ba ơi , lũ nó đầu trâu
    Không tim, không óc , chúng đâu phải người
    Ngày này tưởng niệm , ba ơi
    Bốn mươi năm trước , Hoàng Sa kiêu hùng !
    Đêm nay gió bão mịt mùng !
    Quê hương nhỏ lệ , khóc thương dân mình !!!!

    Hoàng Hạc

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s