Thời Sự Hàng Tuần 11-11-2017
Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận
Sơ lược về chuyến công du Á Châu của Tổng Thống Trump
Vài ghi nhận ngắn: Tổng Thống Trump bắt đầu chuyến công du 5 nước ở Á châu trong 12 ngày. Ông bà Trump và đoàn tùy tùng khởi hành từ Washington ngày 4 tháng 11. Ông đáp trước tiên ở Honolulu, Hawaii, để tiếp xúc với quân nhân Hoa Kỳ tại đây và đi viếng đài tưởng niệm chiến hạm Arizona là chiến hạm bị phi cơ cảm tử của Nhật đánh chìm trong vụ tấn công bất ngờ Pearl Habor ngày 7 tháng 12, năm 1941. Trận này làm cho hơn hai ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tử vong, trong đó có 1177 thủy thủ trên chiếc Arizona.
Hôm sau, 5 tháng 11, Tổng Thống Trump đến Nhật Bản, được tiếp đón rất trong thể. Ông đã có một bài diễn văn rất hùng hồn và chân tình trước các binh sĩ Mỹ và cả Nhật đồn trú trong phi trường Tokyo. Ông đã thăm viếng Nhật Hoàng cùng Thủ Tướng Shinzo Abe và đã bàn về những vấn đề đối phó với Bắc Hàn. Nhật bản hiện nay được coi là một đồng minh quan trọng và thân thiết của Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật đã ban hành thêm nhiều biện pháp trừng phạt Bắc Hàn như phong toả thêm tài sản của 9 tổ chức và 26 cá nhân có liên hệ tài chánh với các ngân hàng của Bắc Hàn và đã hứa sẽ mua nhiều chiến cụ tối tân và năng lượng của Mỹ trong đó có các phi cơ F-35A, hệ thống chống hoả tiễn SM-3 Block IIA. Do những hạn chế sau Đệ Nhị Thế Chiến, hiện nay Nhật vẫn chưa thể bước vào lãnh vực vũ khí nguyên tử dù có sự đe dọa nguyên tử từ Bắc Hàn. Tổng Thống Trump tuyên bố rằng Nhật có đủ khả năng tự vệ với vũ khí của Hoa Kỳ. Việc Nhật mua vũ khí Hoa Kỳ có hai tác động lớn là (1) Nhật sẽ có khả năng quân sự vượt hẳn Trung Cộng và (2) giúp cho nền kinh tế Mỹ phát triển hơn lên.
Ngày hôm sau, 6 tháng 11, Tổng Thống Trump đến Seoul, Nam Hàn và được đón tiếp theo lễ nghi cổ truyền. Trưa ngày 7, Tổng Thống Trump đã đọc bài diễn văn dài 35 phút tại Quốc Hội Nam Hàn. Qua bài diễn văn, Tổng Thống Trump không hết lời ca ngợi thành quả phát triển về mọi mặt của Nam Hàn và nói rất kỹ về tình trạng nghèo đói bị áp bức ở Bắc Hàn. Ông chứng tỏ một sự nghiên cứu sâu rộng về nhiều lãnh vực đời sống của người dân Nam Hàn. Từ thủ đô Seoul chỉ cách vỹ tuyến 38 chừng 30 dặm, ông đã gửi một thông điệp dứt khoát cho Kim Jong Un là “đừng đánh giá thấp Hoa Kỳ, đừng thử thách Hoa Kỳ… Thời kỳ những hành pháp đi xin lỗi khắp thế giới đã qua rồi… Với hành pháp của Trump, Hoa Kỳ sẽ tìm hòa bình trong thế mạnh.” Tổng Thống Trump cũng đanh thép cảnh cáo Kim Jong Un rằng những vũ khí mà anh ta có không làm cho anh ta an toàn hơn mà trái lại, đang đặt anh ta trước những hiểm họa nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông cũng cho Bắc Hàn một cơ hội chót giải trừ vũ khí nguyên tử để nhân dân Bắc Hàn sẽ được giúp đỡ đạt được cuộc sống tự do, no ấm. Ông cũng kêu gọi thế giới góp sức giải quyết vụ Bắc Hàn, trong đó ông nêu đích danh hai nước Trung Cộng và Nga.
Cuộc tiếp đón TT Trump ở Trung Cộng
Tại Bắc Kinh, ông bà Trump đã được một cuộc tiếp đón mà theo Đại sứ Trung Cộng tại Mỹ Cui Tienkai, là long trọng hơn cả những cuộc đón tiếp chính thức (state visit-plus.) Đích thân Tập Cận Bình hướng dẫn ông bà Trump thăm viếng và ăn tiệc trong Tử Cấm Thành. Đây là lần đầu tiên từ 1949, lãnh tụ Trung Cộng khoản đãi thượng khách trong cung điện cổ kính này.
Trong cuộc gặp gỡ với Tập Cận Bình, Tổng thống Trump đã thay đổi giọng. Thay vì gay gắt lên án Trung Cộng như trước, ông đã cho rằng không trách Trung Cộng mà trách các lỗi lầm là do các hành pháp trước ông đã để cho người ta lợi dụng vì theo ông nước nào thì cũng muốn làm lợi cho mình thôi. Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ là ông Wilbur Ross cho hay ông Trump đã thành công khi có một thoả thuận trị giá 250 tỷ đô la trong nhiều lãnh vực năng lượng, vận tải, công nghệ, tài chánh… mà Hoa Kỳ không bị thiệt thòi như trước đây. Chúng tôi chưa có đủ tài liệu để đi sâu vào các chi tiết cụ thể trong thoả thuận này.
Người ta chê TT Trump thay đổi giọng! Nhưng họ quên rằng trong ngoại giao phải quyền biến. Có những lãnh tụ đối ngịch thủ sẵn dao sẵn sang đâm một phát vào tim đối phương, nhưng bàn tay phải vẫn chìa ra bắt tay, miệng vẫn tươi cuời ngon ngọt tang bốc nhau. Vấn đề là làm sao mình đạt được lợi thế trong giao dịch. Ông Trump đã đạt được điều này qua việc Tập Cận Bình dành cho một cuộc đón tiếp quá sức long trọng và cuối cùng thì đạt them được thoả thuận có lợi về kinh tế.
Nhưng không rõ ông Trump có chơi xỏ ông Tập mà đúng vào ngày ông đến Bắc Kinh, Toà Bạch Cung tuyên bố lấy ngày này tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Cộng Sản.
Có một vết dơ làm vấy bẩn chuyến thăm của TT Trump: Hôm 8 tháng11, ba cầu thủ da đen thuộc đội basket ball của Đại Học California ở Los Angeles (UCLA) khi đến Trung Hoa tham dự thi đấu đã ăn cắp các kính đeo mắt trong một cửa hàng gần khách sạn họ đang trú ngụ và bị công an Tàu bắt giữ. Tội ăn cắp tại Trung Hoa có thể vị xử phạt đền 5, 10 năm tù.
Rời Bắc Kinh, Chiều 9 tháng 11, Tổng Thống Trump sẽ đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC và sẽ có dịp gặp gỡ Tổng Thống Nga Vladimir Putin; và chặng cuối là Philippines. Nghe đâu cuộc họp cao cấp APEC không mấy thuận lợi vì nhiều bất đồng và Canada có thể sẽ rút ra khỏi TTP. Thủ Tướng Trudeau và đại biểu Canada đã không tham dự cuộc họp đầu tiên.
Một vài ngày trước chuyến công du, Tổng Thống Trump đã hân hoan loan báo những thành quả về kinh tế sau 10 tháng cầm quyền. Đó là sự gia tăng thị trường chứng khoán đến 5.4 ngàn tỷ đô la. Trị giá Dow Jones ngày 7 vừa qua là 23,554.50 cao nhất từ hàng chục năm nay. Tổng Thống Trump đã tạo ra thêm hơn 1.5 triệu công ăn việc làm cho công dân Mỹ, đưa đến sự giảm thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm qua (4.1%). Nợ quốc gia tính đến ngày 8/11 là 20.471 ngàn tỷ. Chỉ tăng khoảng 600 tỷ so với năm tài chánh cũ, trong lúc dưới thời Obama, mỗi năm gia tăng hơn 1000 tỷ đô la. Khi bàn giao cho Tổng Thống Trump, ông Obama để lại một di sản nợ quốc gia là 19.8 ngàn tỷ, tăng 9 ngàn tỷ so với nợ ông Bush để lại.
Một tuần trước khi Tổng Thống Trump đến Việt Nam, thì môt nạn lụt lớn do cơn bão nhiệt đới Damray đã tàn phá các tỉnh duyên hải miền Trung. Ảnh hưởng nặng nhất là các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Phú Yên. Có 49 người chết, 22 mất tích, 35 ngàn người phải di tản. Về tài sản, hơn 80 ngàn căn nhà bị hư hỏng nặng. Các tỉnh miền Trung và Bắc Trung phần cũng bị ảnh hưởng lây.
Thảm sát tại một nhà thờ Tin Lành ở thị trấn Sutherland Springs, Texas.
Thị trấn Sutherland Springs cách thành phố San Antonio, Texas, chừng 30 dặm về phía đông, chỉ có khoảng 400 dân cư, là một cộng đồng nhỏ hiền hoà. Nơi đây mọi người quen biết nhau. Trưa chủ nhật 5 tháng 11 vừa qua, trong khi giáo dân đang dự lễ thờ phượng Thiên Chuá tại một nhà thờ Baptist, một thanh niên 26 tuổi xách súng vào bắn bừa bãi làm 26 người chết tại chỗ, và hai chục người khác bị thương. Có đến 10 người bị thương rất nặng. Nạn nhân tử thương có tuổi từ 18 tháng đến 77, trong đó cô con gái 14 tuổi của vị Mục sư và một phụ nữ mang bầu. Thương tâm nhất là một gia đình chết hết 8 người của ba thế hệ. Tên sát nhân Devin P. Kelley, là một cựu binh sĩ Không Quân bị ra toà án Quân Sự, bị giáng cấp và giam giữ một năm; sau đó bị đuổi khỏi quân đội do có những hành vi thô bạo với vợ và con riêng của vợ. Chuyện này xảy ra năm năm trước, nhưng bên Không Quân đã sơ sót không thông báo cho cơ quan FBI biết theo đúng luật lệ của Bộ Quốc Phòng. Một chi tiết khác là Devin đã trốn khỏi bệnh viện tâm thần ở New Mexico năm 2012 mà không thấy báo cho cơ quan cảnh sát. Vì thế, tên này đã có thể mua súng cất giữ vì người ta không điều tra ra được tiền án về sự thô bạo. Khi đến nhà thờ giết người, Devin mang theo một súng tiểu liên và có 2 khẩu súng lục ở trong xe. Theo những người biết chuyện, tên Devin đã có gây gỗ thù oán với bà mẹ vợ. Nhưng bà này may mắn thoát chết vì không có mặt trong nhà thờ lúc tên Devin gây án mạng.
Khi Devin bắn súng vào nhà thờ, một thanh niên có nhà gần đó nghe tiếng súng đã lấy súng riêng của mình chạy ra và chạm trán với tên giết người. Tên sát nhân nhảy lên xe chạy trốn. Người thanh niên liền đón một chiếc xe rồi yêu cầu chủ xe đuổi theo một khoảng 6 dặm thì xe tên Devin húc vào hàng rào và dừng lại. Tên Devin được tìm thấy chết trong xe không rõ do bị người thanh niên bắn hay tự sát. Khi khám chiếc xe của hung thủ, cảnh sát còn tìm thấy nhiều vũ khí khác.
Cuộc thảm sát vừa qua đuợc coi là nghiêm trọng nhất trong những vụ bắn vào nơi thờ phương tại Hoa Kỳ. Hồi giữa năm 2015 (ngày 17 tháng 6), Dylan Roof, một thanh niên da trằng 19 tuổi đã xách súng bắn chết 19 người da đen trong một nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal Church tại thành phố Charleston, tiểu bang North Carolina.
Phía Dân Chủ nhân vụ này đã tiếp tục lên tiếng kêu gọi việc kiểm soát vũ khí. Từ Tokyo, Nhật Bản, Tổng Thống Trump khi lên tiếng chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, ông nói rằng việc thảm sát này là do bệnh tâm thần chứ không hẳn là do vũ khí. Sự thật về tiền án của Devin chứng minh nhận xét của Tổng Thống Trump. Do sơ suất của các giới chức liên hệ, vũ khí đã rơi vào tay những kẻ có vấn đề về tâm thần hay tiền án bạo động và hậu quả là họ sẽ gây ra án mạng không biết vào lúc nào. Nhưng có lẽ cũng nên hạn chế việc bán và cất giữ các loại súng tiểu liên tấn công. Vì nhu cầu tự vệ của công dân thì chỉ cần súng lục mà không cần thiết phải có loại súng tiểu liên đó.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình FOX, Tướng Ken Paxton, Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu bang Texas đã nói rằng ông thà cho phép công dân lương thiện đuợc có súng để ngăn chận tội phạm còn hơn thông qua luật lệ cấm công dân sở hữu vũ khí.
Mức nhập cư của di dân giảm sút
Trong thời gian cầm quyền gần 10 tháng qua, mức độ di dân vào Mỹ đã sút giảm hẳn từ 9945 người trong tài khoá năm ngoái, còn 1242 người trong tài khoá năm nay. Đó là tỷ lệ giảm đến 87% tình đến đầu năm 2018 là khi tài khoá mới bắt đầu.
Những người di dân từ các nước Hồi Giáo từ 45% năm ngoái, nay chỉ còn 23%. Đó là do các biện pháp điều tra kỹ lưỡng và sự cấm nhập cư dân tị nạn từ vài nước bị coi là có vấn đề khủng bố trầm trọng. Nhưng việc ngăn cấm này nay đã hết hạn.
Những năm trước, cựu Tổng Thống Obama chấp thuận cho mỗi năm 110 ngàn di dân vào Mỹ, Tổng Thống Trump đã hạ xuống còn 45 ngàn cho tài khoá bắt đầu từ tháng trước.
Ngoài ra, nhiều nhà hoạt động cũng đang đặt vấn đề yêu cầu bãi bỏ điều được gọi là “di dân theo dây chuyền” (Chain migration). Theo định nghĩa, thì “di dân dây chuyền” là cách mà các di dân từ các nước ngoài vào Hoa Kỳ do sự bảo lãnh của thân nhân đang là công dân Mỹ. Việc di dân này sẽ diễn ra như là bất tận. Vì những người được bảo lãnh, sau khi trở thành công dân, sẽ bảo lãnh tiếp thân nhân của họ. Trong những thập niên 1950 và 1960, trung bình mỗi năm có 250 ngàn di dân, nhưng do diễn trình di dân dây chuyền, con số tăng hơn 1.5 triệu từ sau 1990, tức là gấp 4 lần. Từ 1994, đã có hơn 5 triệu di dân vào Mỹ theo tiêu chuẩn diversity (đa dạng), gấp 345% số dự liệu. So với dân số Hoa Kỳ là 325 triệu, thì hiện đang có đến 44 triệu di dân theo các tiêu chuẩn bảo lãnh dây chuyền.
Các nhà xã hội học coi dây là sự bùng nổ dân số mà đã đem lại nhiều hậu quả ảnh hưởng xấu đến lối sống của người Mỹ, như việc các trường học nay đã chứa quá khả năng hiện có, rồi hệ thống phúc lợi xã hội cũng bị quá tải, việc làm bị cạnh tranh, khan hiếm, những người lao động Mỹ và giới trung lưu phải cạnh tranh tìm việc với lao động ngoại quốc với mức lương rẻ mạt..
Theo Đạo luật Immigrant Act 1990, thì cấp khoản hàng năm cho việc di dân dây chuyền dành cho thân nhân trực hệ, ở 4 lãnh vực ấn định như sau:
1.- Không giới hạn cho công dân Mỹ bảo lãnh cha, mẹ.
2.- Công dân Mỹ bảo lãnh các con cái chưa kết hôn (23,400 người mỗi năm).
3.- Những người thường trú bảo lãnh người phối ngẫu, các con cái chưa kết hôn (114 ngàn mỗi năm)
4.- Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh các con cái cùng người phối ngẫu và con của những đứa con này (23,400 mỗi năm)
5.- Công dân Mỹ bảo lãnh anh, chị, em và người phối ngẫu cùng con cái họ (65 ngàn mỗi năm)
Nhưng nó không ngừng ở đây, mà sẽ tạo ra những dây chuyền mới khi những người được bảo lãnh vào Mỹ sẽ tiếp tục bảo lãnh thân nhân họ sau khi họ đã có điều kiện pháp định.Ngoài ra còn những trường hợp thân nhân không trực hệ xin đến Hoa Kỳ thăm viếng nhưng không muốn chờ đợi thủ tục kéo dài lâu, đã quyết định nhập cư bất hợp pháp.
Đạo Luật Immigration Act đòi hỏi lập ra một Ủy Hội lưỡng đảng để duyệt lại và thẩm định ảnh hưởng của Đạo luật này cũng như các tu chính án do luật này đưa ra. Chính Ủy Hội thời bà Barbara Jordan làm Chủ Tịch ngày 28 tháng 6, 1995, đã đề nghị hủy bỏ các tiêu chuẩn di dân dây chuyền như nói trên mà phải đặt trên các tiêu chuẩn như tài năng mà người di dân sẽ đóng góp cho đất nước Hoa Kỳ..
Mới đây, Thượng Nghị Sị Tom Cotton đã giới thiệu một dự luật chấm dứt tình trạng bảo lãnh dây chuyền này. Cũng như mới đây, chính Tổng Thống Trump cũng đề nghị hủy bỏ việc cho nhập cư theo lối rút thăm vì lý do an ninh. Ông cũng chủ trương chỉ nhận những di dân nào có khả năng, thiện chí để làm lợi cho đất nước.
Hồn ma ác quỷ vẫn còn ám ảnh!
Bốn ngày trước đây, 7 tháng 11, 2017, đánh dấu 100 năm năm Cách Mạng Tháng 10 Nga (theo lịch Nga là ngày 25 tháng 10, 1917). Trong khi cả nhân loại chưa hết kinh hoàng bởi con số hàng trăm triệu người chết do bàn tay của những đảng Cộng Sản từ Âu sang Á, Mỹ Latin, trong khi thế giới đã chôn vùi cả hệ thống Liên Bang Sô Viết sau hơn 70 năm thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản và đã thất bại ngay tại cái nôi phát xuất của nó; thì còn đơn lẽ nhà nước Việt Nam Cộng Sản hí hởn tổ chức trọng thể ngày kỷ niệm 100 năm này mà thôi.
Chủ nghĩa Cộng Sản là một hệ thống triết học nhằm khích động phong trào cách mạng thay đổi tất cả các lãnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá với mục tiêu cuối cùng là xây dựng nên một xã hội Cộng sản không có giai cấp, không có tiền tệ, không có tổ chức nhà nước; và trong đó trật tự kinh tế xã hội, phương tiện công cụ sản xuất… nằm trong tay điều họ gọi là “chủ nhân tập thể”.
Trên đó là lý thuyết hấp dẫn có vẻ rất công bình, nhân đạo vì trong chế độ Cộng Sản sẽ không có giới chủ nhân bóc lột, không có cảnh sát, công an, guồng máy công quyền đàn áp mà chính những công nhân, nông dân… tự làm chủ lấy mình qua hình thái “tập thể”. Họ sẽ giác ngộ để làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu. Đúng là một thiên đuờng mà bất cứ ai cũng mơ ước!
Nhưng từ khi chế độ Cộng Sản đuợc áp dụng tại Nga năm 1917, tại Việt Nam và các nước đông Âu sau 1945, tại Trung Hoa năm 1949, tại Bắc Hàn năm 1953, thì thực tế chứng minh đây chỉ là một lý thuyết không tưởng và hệ quả là sinh ra một chế độ tàn khốc phi nhân nhất mà nhân loại từng phải chịu đựng. Cơ cấu nhà nước đã không bị tan biến như lý thuyết, mà càng phát triển cồng kệnh với quyền sát sinh vô tận; giai cấp đã không bị xoá bỏ mà còn đẻ ra một giai cấp mới của những đảng viên nhiều đặc quyền đặc lợi; nạn bóc lột của chủ nhân được thay bằng nạn bóc lột của đảng Cộng Sản vừa tinh vị hơn, vừa dã man hơn vì họ có trong tay sức mạnh chính trị và vũ lực. Người dân phải làm việc quá khả năng, nhưng không có gì để hưởng thụ vì cái cơ cấu làm chủ tập thể là một sự phá sản vĩ đại.
Để thúc đẩy việc xây dựng chế độ Cộng Sản trong mỗi nước, các đảng Cộng Sản đã thì hành những chính sách khủng bố, những kế hoạch cải cách ruộng đất, cải cách tư sản mà hậu quả là hàng chục triệu người vô tội đã bị chết oan trong những vụ đấu tố long trời lỡ đất. Để thựchiện giấc mộng Thế giới Đại dồng, họ đã gây ra hàng chục cuộc chiến, ném vào ngọn lửa chiến tranh hàng chục triệu người dân từ Âu sang Á, sang Mỹ Latin. Để rồi sau gần 70 năm, chỉ là một sự thất bại. Nga và hàng chục nước Đông Âu chôn vùi chủ nghĩa Cộng Sản để thay thế bằng các chế độ dân chủ kiểu Tây Phương. Trung Cộng và Việt Cộng cũng chỉ còn bám vào cái mặt nạ Cộng Sản, nhưng đã xoay chuyển nền kinh tế qua một bước khác để sống còn.
Tháng 11 năm nay, tại Nga vẫn còn tàn dư đảng Cộng Sản ôm mộng tái lập chế độ này. Những người Cộng Sản Nga còn mê ngủ khi nói rằng: “Chúng ta tin rằng mặt trời của chủ nghĩa xã hội sẽ lại mọc trên nước Nga và trên toàn thế giới.” (We are convinced that the sun of socialism will once again rise over Russia and the whole world.)
Họ vẫn tổ chức rầm rộ kỷ niệm cách mạng tháng 10 trên Công trường Đỏ trong dịp quân đội Nga diễn hành mừng chiến thắng quân Đức năm 1941 trong Thế Chiến thứ Hai. Nhưng Tổng Thống Nga Putin, từng là sĩ quan mật vụ KGB, tránh xa những hoạt động này và phải chán chường thốt lên rằng ông ước chi cuộc cách mạng tháng 10 đã không xảy ra. Theo ông, chẳng có gì đáng cử hành lễ mừng cả.
Ông nói: “Tại sao không đi theo con đuờng tiến hoá mà lại làm cách mạng? Chúng ta vẫn có thể từ từ và vững chắc tạo ra sự thay đổi còn hơn phải trả một cái giá quá đắt là hủy diệt cả quốc gia và hy sinh hàng triệu nhân mạng một cách tàn nhẫn?” (Was it not possible to follow an evolutionary path rather than go through a revolution? Could we not have evolved by way of gradual and consistent forward movement rather than at the cost of destroying our statehood and the ruthless fracturing of millions of human lives?)
Giới trẻ Mỹ lại bị đầu độc bởi Cộng Sản!
Quý vị cũng biết một tình trạng báo động mà nay có vẻ như đang có nguy cơ. Đó là môi trường đại học đã bị thống ngự và lây nhiễm những tư tưởng tả khuynh, phóng túng từ hàng chục năm nay. Vì hiến pháp Mỹ chủ trương tự do ngôn luận gần như tuyệt đối nên bất cứ khuynh hướng chính trị xã hội nào cũng được tôn trọng tại giảng đuờng Đại học. Mà buồn và đáng lo thay là khuynh hướng phe tả lại rất mạnh. Học sinh Mỹ từ các cấp trung học, đã không được giảng dạy chính trị; các em ở đại học chỉ học qua loa về tổ chức công quyền và thường bị lèo lái bởi các giáo sư phe tả. Những người phe tả lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền, nhưng lại tỏ ra độc tài khi họ trấn áp tiếng nói của những người hữu khuynh, bảo thủ.
Với tâm lý đơn sơ nặng về nhân tính, giới trẻ dễ bị quyến rũ bởi học thuyết ma giáo của Cộng Sản hay chủ nghĩa xã hội. Hiện nay một nửa số thiếu niên Mỹ (gọi là millennials là những người mới sinh ra trong thiên niên kỷ 2000), đã cho rằng họ thích sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa hơn là chế độ dân chủ tư bản vì theo họ, chế độ xã hội chủ nghĩa an toàn hơn.
Đó là kết quả của cuộc thăm dò nghiên cứu của tổ chức YouGov và tổ chức Tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial Foundation) khi họ đặt câu hỏi với hơn 2000 thanh niên về cách nhìn của họ đối với chủ nghĩa xã hội hay hệ thống chính trị Cộng Sản. Ông Marion Smith, GiámĐốc Điều Hành của tổ chức trên cho hay “Giới trẻ hiện nay tiêu biểu cho một thế hệ đông nhất ở Mỹ, và chúng tôi đang nhìn thấy những khuynh hướng rất đáng lo ngại của họ. Họ đang xa rời chủ nghĩa tư bản để ngưỡng vọng về chủ nghĩa xã hội và ngay cả chủ nghĩa Cộng sản”
So với 42% số thanh niên chọn chủ nghĩa tư bản, có đến 45% chọn chủ nghĩa xã hội; có 7% chọn sống trong chế độ Cộng Sản.
Có lẽ cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt từ gần 30 năm nay đã hoàn toàn phai mờ trong đời sống xã hội Mỹ, và tin tức về các nước còn theo chế độ Cộng Sản thì không được các em theo dõi sát sao nên họ không có một cách nhìn thấu đáo.
Điển hình ngay sát nách Hoa Kỳ là nước Cuba, vẫn còn lạc hậu và đàn áp nhân quyền nghiêm trọng. Nước Venezuela thì đang trên bờ suy sụp với hàng triệu người dân đói đến nỗi phải đi moi thực phẩm hư thối trong các thùng rác để ăn. Nhìn xa hơn, Bắc Hàn với hàng triệu dân chết đói để nhà cầm quyền thi đua vũ khí nguyên tử. Một Việt Nam mà hàng ngày tin đàn áp dân chúng vẫn loan đi trên các cơ quan truyền thông. Một Trung Cộng tuy phát triển kinh tế, nhưng chế độ hà khắc độc tài đã kìm hãm dân quyền và nhân quyền.
Những điều này ít khi thấy trên các báo chí, phát thanh, truyền hình đại chúng của Hoa Kỳ. Phải chăng hệ thống truyền thông dòng chính đã theo hẳn phe tả khuynh rồi?
Bản nghiên cứu trên cũng cho thấy một tỷ lệ 53% giới trẻ coi hệ thống kinh tế Mỹ bất lợi cho họ. Khi đề cập đến vấn đề phân phối tài sản quốc gia, 80% tỏ ra bất bình; có 68% cho rằng những người lợi tức cao đã không trả đúng phần thuế mà họ phải trả. Về lãnh tụ, tuy vẫn có nhiều thanh niên Mỹ tôn vinh các Tổng Thống Mỹ và lãnh tụ phe tự do, nhưng có đến 20% giới trẻ Hoa Kỳ coi nhà độc tài Joseph Stalin là anh hùng, dù ông này là tên đao phủ đã thảm sát hàng chục triệu người Ukraine và các giáo sĩ Chính Thống giáo ở Nga. Có đến hơn 25% người trẻ ở Mỹ tôn vinh Kim Jong Un và Vladimir Lenin là anh hùng! Nhưng khi đuợc hỏi về chủ nghĩa Cộng sản, thì người Mỹ nói chung nhóm trẻ đã cho thấy rằng họ gần như không biết gì cả. Có đến 70% người Mỹ không biết định nghĩa chủ nghĩa Cộng Sản và họ thường lầm lẫn về chủ nghĩa xã hội. Đại đa số không hề biết đến những cuộc thảm sát xảy ra trong các nước Cộng Sản.
Những người trẻ cũng muốn có những hạn chế trong Tu Chính Án số 1 và quyền tự do ngôn luận để bảo đảm rằng người ta không nói những điều xúc phạm.
Rõ ràng là nền giáo dục Hoa Kỳ đã không có sự lưu tâm giảng dạy cho thanh nhiên hiểu biết về lịch sử thế giới, về những cuộc diệt chủng, những sự tàn phá, những bất hạnh mà chủ nghĩa Cộng Sản đã đem đến cho nhân loại kề từ cuộc cách mạng Bolshevik tháng 10, 1917 đến nay đã tròn 100 năm. Ông Smith đề ra mục tiêu sẽ làm việc với các nhà giáo dục để lập ra một học trình thoả mãn những nhu cầu tri thức quan trọng về chính trị. Theo chúng tôi nghĩ, cách hay nhất là mua vé cho các thanh niên nào ngưỡng mộ chế độ CS đi du lịch vài tháng ở các nước Cộng Sản để họ mở mắt ra.
Bọn Cộng Sản Mỹ kêu gọi lật đổ Tổng Thống Trump.
Một nhóm tự xưng là “Tị Nạn Phát Xít” đã tố cáo Tổng Thống Trump và Phó Tổng Thống Pence là mối nguy cơ của nhân loại trên toàn thế giới.
Đảng Cộng Sản Cách Mạng Mỹ (The Revolutionary Communist Party USA) đã tổ chức những loạt biểu tình ngày 4 tháng 11 nhằm kêu gọi hạ bệ hai vị trên. Đảng Cộng Sản này là người thành lập ra nhóm “Tị Nạn Phát Xít” nói trên trong mùa bầu cử năm ngoái 2016.
Họ kêu gọi mọi người hãy xuống đuờng, chiếm cứ các khu phố, các nơi công cộng khắp nợi trên nước Mỹ; liên tục đêm ngày cho đến khi mục tiêu của họ đạt được. Đó là triệt hạ chế độ Trump/Pence mà họ coi là một cơn ác mộng.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Akron (Ohio), Atlanta, Austin, Boston, Chicago, Cincinnati, Cleveland, Falmouth (Mass.), Honolulu, Indianapolis, Los Angeles, Miami, Minneapolis, New York City, Philadelphia, Pittsfield (Mass.), Portland, Salem (Mass.), San Francisco, Seattle, và Tuscon.
Nhóm này khoe rằng họ đã tổ chức được tại 19 thánh phố và bỏ ra hơn 100 ngàn đô la để đăng lời kêu gọi trên trọn một trang của báo New York Times.
Người ta thắc mắc tổ chức nào tài trợ cho nhóm Cộng Sản này. Trung tâm nghiên cứu The Capital Research Center cho hay tổ chức Open Society Foundation của nhà tỷ phú George Soros đã tuồn nhiều tiền cho họ. Tổ chức Refuse Fascism này đã gây ra cuộc bạo động để ngăn cản ông Milo Yiannopoulos đến diễn thuyết tại trường Đại Học California ở Berkeley hồi tháng 2 vừa qua.
Quả bom khinh khí mới về Đảng Dân Chủ và bà Clinton
Tin mới nhất cho hay rằng ông cựu Giám Đốc FBI từng soạn ra bản văn tố cáo bà Hillary Clinton là “Grossly Negligent” trong việc bảo mật với những văn thư tài liệu có liên quan đến an ninh quốc gia. Nhưng do áp lực từ bà Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch, ông đã khai lại khi ra trước Ủy Ban Điều Tra Thượng Viện là bà Clinton chỉ có lỗi “Extremely Careless”.
Hai chữ Negligent và Careless nghe ra có vẻ không khác nhau mấy. Nhưng trong luật, nó khác nhau rất xa. Negligence có thể dịch là coi thường dù biết là sai luật, trong khi carelessness chỉ là sự bất cẩn mà gây ra sai phạm. Negligence dẫn đến sự kết tội hình sự, còn carelessness thì không.
Vụ email chưa chấm dứt mà còn treo lơ lững. Rồi đến vụ thông đồng nhận hối lộ của Nga để bán Uranium còn nóng hổi; thì đùng một cái, từ trong nội bộ đảng Dân Chủ, bà cựu Chủ Tịch lâm thời của Đảng là Donna Brazile cho xuất bản cuốn sách trong đó nói rằng bà rất đau lòng khi phát giác ra những chứng cớ về việc Hillary Clinton đã có những âm mưu gian lận trong thời kỳ bầu cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ nhằm tạo mọi thuận lợi cho cá nhân bà ta và loại bỏ ứng cử viên Bernie Sanders.
Chuyện Hillary gian lận bầu cử trước đây đã do Wikileaks phanh phui ra. Nhưng phía Đảng Dân Chủ hết lòng bao che. Nay việc chính bà Brazile nói ra mới thật là trái bom nổ lớn vì đảng Dân Chủ sẽ không còn lấy lý do phe ông Trump hay Cộng Hoà quậy phá họ nữa.
Trong một tài liệu về những chuyện nội bộ mà báo Politico có được, bà Brazile đã giải thích bà ta đã đối phó thế nào với cuộc điều tra trong đảng Dân Chủ sau khi có những email bị lộ cho thấy bà Clinton đã mưu mô để dành sự đề cử trong cuộc bầu sơ bộ.
Brazile kể chuyện có một thoả thuận giữa ban vận động của bà Clinton, đảng Dân Chủ và Ủy ban tài chánh của Clinton để cho Ban Vận Dộng kiểm soát hết về tài chánh, về chiến lược tranh cử và quản lý hết số tiền quyên góp được. Bên ngoài thì như có vẻ thoả thuận này sẽ giúp cho đảng Dân Chủ đang bị thiếu hụt trầm trọng sau cuộc tranh cử năm 2002 của cựu Tổng Thống Obama. Đó là tin lấy từ báo Politico Magazine, Brazile tiết lộ rằng ông Gary Gensler, quản lý tài chánh trong ủy ban vận động của Clinton đã cho bà ta biết sau ngày Đại Hội đảng Dân Chủ rằng đảng Dân Chủ đang bị cạn tiền và mắc nợ do cuộc tranh cử của Obama để lại.
Theo Brazile, lúc đó đảng Dân chủ bị nợ đến 42 triệu đô la! Khi ủy ban vận động của Clinton mượn danh nghĩa đảng để quyên tiền, đó như cái phao cấp cứu để có những khoản tiền thu vào hàng tháng chi dùng cho những nhu cầu căn bản. Theo bà, sự thoả thuận này được ký kết vào tháng 8, 2015 mà hiệu quả tức khắc là giao cho Clinton toàn quyền kiểm soát các hoạt động của đảng cả gần một năm rưỡi trước khi có sự đề cử bà Clinton ra tranh cử với ông Sanders. Brazile cũng tố cáo bà Clinton đánh cắp tiền của những đảng bộ tiểu bang để dùng cho cuộc tranh cử của mình. Theo Brazile, thì việc thoả thuận này không vi phạm pháp luật, nhưng vi phạm về mặt đạo đức vì nó để cho một ban vận động của ứng cử viên này nắm quyền kiểm soát đảng trước khi các cử tri có thể lựa chọn ai sẽ là người ra tranh cử. Điều này không phạm pháp, nhưng nó làm phân hoá trong đảng.
Brazile cũng phê bình bà Chủ tịch đảng trước đó là Dân Biểu Debbie Wasserman Schultz (D-Fla.), là dã không quan tâm nắm vững vai trò lãnh đạo và không phải là người quản lý giỏi. Bà cáo buộc bà Debbie Schultz đã để cho văn phòng bản doanh của Clinton tại Brooklyn tha hồ làm theo ý họ mà bà đã không hề báo cáo với các viên chức của đảng về tình hình tồi tệ này.
Bà Brazile cũng tiết lộ rằng bà đã có ý định thay thế Hillary Clinton bằng ông Joe Biden vào lúc bà Hillary đột quỵ sau khi dữ lễ tưởng niệm nạn nhân khủng bố ngày 11 tháng 9, 2016 tại New York.
Bà Brazile cũng từng bị tì vết khi còn làm việc cho đài CNN, đã tuồn các câu hỏi của cử tri cho bà Clinton biết trước khi bà này ra tiếp xúc cử tri trong một town hall meeting. Hôm thứ Năm tuần trước, khi trả lời phóng viên Jake Tapper của đài CNN, bà Nghị sĩ Dân Chủ Elizabeth Warren mà quý vị thấy thường xuất hiện trên sân khấu với Hillary Clinton để yểm trợ đắc lực cho Clinton, cũng phải thú nhận rằng Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ đã gian lận để hỗ trợ cho bà Clinton trong kỳ bầu sơ bộ 2016 để hạ đối thủ Bernie Sanders! Bà Warren nói đây là một vấn đề nhức nhối. Theo bà, là những người Dân Chủ, chúng ta cần nhận rằng chính đảng DC phải chịu trách nhiệm này. (But what we’ve got to do as Democrats now is we’ve got to hold this party accountable)
Khi phóng viên Tapper hỏi vặn bà có đồng ý với nhận định là cuộc bầu cử bị gian lận, bà Warren không do dự trả lời có.
Tổng Thống Trump đã yêu cầu bộ Tư Pháp và cơ quan FBI điều tra vụ gian lận này.
Cùng lúc, lại có tin ông Carter Page, cưu cố vấn của ông Trump thú nhận từng có tiếp xúc ngắn ngủi với phó Thủ tướng Nga là Arkadi Dvorkovitch trong khi ông đến Moscow vào tháng 7 năm ngoái. Phe Tả làm rầm beng chuyện này. Nhưng thiết nghĩ việc giao thiệp với những viên chức Nga là chuyện thường tình. Vấn đề cần xét là có đi đến sự câu kết, hứa hẹn, thực hiện những điều sai phạm hay không mà thôi. Donald Trump Jr. cũng từng được môi giới gặp những nhân viên Nga, nhưng đã không làm gì phạm pháp. Trong khi vợ chồng Clinton thì nhận hối lộ để bán cho Nga 20% lượng Uranium của Mỹ!