Tại Buổi Hội Thảo Chiến Tranh Việt Nam các diễn giả phải trình bày bằng Anh ngữ, tuy nhiên ông Đỗ Văn Phúc đã thực hiện youtube này bằng Việt ngữ để trình bày với đồng hương Việt Nam.
The Vietnamization from a Vietnamese Infantryman’s Perspective
Michael Do
Ex-Captain, 5th Infantry Division, ARVN
Lubbock, April, 2019
Chronicle of Vietnam War
1945 – 1954: The 1st Indochina War between Viet Minh and the French ended with the partition of Vietnam according to the Geneva Accords.
1954-1960: Guerrilla war unleashed by left-behind communist cadres in rural Vietnam
1960: The creation of the National Front for the Liberation of the South Vietnam (NLF) at the 3rd Vietnamese Communist Party Assembly.
1960-1964: The formation of U. S. Military Assistance Advisory Group (MAAG)
1964-1972: The formation of U. S. Military Assistance Command, Vietnam (MACV)
1965: U. S. combat troops landed on Da Nang beach.
1968: Communists launched the General Offensive – a massive coordinated attack – on urban centers throughout the South. The highest U.S. combat death (14,592).
1969: Vietnamization began.
1972: U.S. combat involvement ended.
1974: U.S. cut military assistance to South Vietnam.
1975: South Vietnam fell into North Communists.
U.S. involvement
Vietnam War is the longest and most controversial one in the U.S. history up to that time.
In early 1960’s, the NLF began to carry out their terrorist attacks against civilians. There were no major military activities until the battle of Ap Bac in January 1963. In general, the ARVN could handle the defense of the country. South Vietnam was, at that point, fully capable of providing its own security against the communists.
In 1963, President Kennedy miscalculated the situation of South Vietnam. He made a big mistake when giving the green light to the gang of ambitious generals to make the coup d’état, killing President Diem. In the following years, South Vietnam was in chaos and instability. The fight for power of the generals resulted in a political crisis and pushed the country to the brink of collapse as North Vietnam poured their troops and supplies into the South via Ho Chi Minh trail.
In 1965, President Johnson decided to send combat troops to Vietnam. American forces rose from 16,000 in 1964 to 184,314 in 1965 and at the peak, more than 553,000 by 1969.
Why Vietnamization?
In January 1968, Vietcong and the NVA violated the cease fire agreement during the Tet (lunar new year) celebration, launched the general offensive upon urban centers throughout the country. Their great failure resulted in heavy casualties among the VC cadres. They lost nearly one hundred thousand soldiers. Almost one hundred percent of their infrastructure were exposed and destroyed. The incident “Tet Mau Than 1968” proved that the army of RVN had been steadily improved and now was capable to handle the major combat role.
However, the American media considered this sudden attack a great failure of the allies as they could not prevent it. The American public was misled and misinformed of the situation in Vietnam and pushed more pressure on the administration and the Congress. Besides, the U. S. highest combat death (14,592) in 1968 was unbearable to the American people. To resolve the war became the ultimate promise made by Mr. Nixon in his presidential election campaign. As soon as he assumed the office, the president initiated a new policy to end the U.S. direct involvement in the Vietnam War through a program to “expand, equip, and train South Vietnamese forces and assign to them an ever-increasing combat role, at the same time steadily reducing the number of U.S. combat troops.”
At the meeting of the U. S. National Security Council on January 28, 1969, Nixon chose the term Vietnamization suggested by Secretary of Defense Melvin Laird.
The Vietnamization strategy was announced to the American people in a speech on November 3, 1969. Two major objectives of Vietnamization were (1) “strengthening the armed force of the South Vietnamese in numbers, equipment, leadership and combat skills” and (2) “the extension of the pacification program [i.e. military aid to civilians] in South Vietnam.”
My experiences
In May 1969, one hundred sixty eight cadets of the first class graduated from the Polwar College. Most of them were sent to the big units considered the weakest ones of the ARVN. They worked at combat company level to boost morality and to enhance the effectiveness of the soldiers.
I was one of 39 new officers assigned to the 5th Infantry Division. My first year in combat coincided with the beginning of the Vietnamization when American ground forces gradually withdrew and passed down the burden to the Vietnamese army.
The 5th ID was one of 3 infantry divisions of the III Corps. Its operational territory covered 3 provinces of Binh Duong (1040 sqmi), Phuoc Long (2653 sqmi), and Binh Long. Surrounding inhabitant centers were the dense forests with many secret zones that had been the Vietcong’s safe havens since the first Indochina War. The American 1st ID and the 1st Calvary also operated in this area until 1970 when they transferred the responsibility to the Vietnamese 5th ID. From July 1965 to late 1969, the Big Red One alone lost 6,146 killed in action, with a further 16,019 wounded. Twenty were taken as prisoners-of-war.
Web of Fire Support Bases
We had many opportunities to work with the 1st ID. In mid-1969, my battalion joined the 2nd Battalion of the 28 Regiment in “search and destroy” operations. Each battalion shared half the perimeter of Gela fire support base. This was the major one of the web of bases that provided fire support to the units operated in the large area of war zone D.
In Gela, there was an artillery battery consisting of three 155mm and six 105 mm howitzers. Each day, UH-1 helicopters dropped four companies (two Vietnamese, two U.S.) separately at different locations about 15 kilometers from the base. The companies were given a dozen targets to search along the route and were supposed to be back to the base before nightfall. Two other companies were assigned long range reconnaissance and ambush in large areas of about 100 square kilometers. The operation would last in 15 days or more. In each of the Vietnamese companies, there was a detached U.S. platoon and vice versa. That was the best way we could exchange combat experiences.
In the 2nd half of 1969, units of the Big Red One and the 5th ARVN Division constructed and opened the 90-kilometer inter-provincial road from Phu Loi to Phuoc Binh, capital city of Phuoc Long. The road had been abandoned for decades. The road surface was totally destroyed by land mines and heavy bombs. Jungle at either side of the road was cleared by orange agent. Once or twice a month, civilian convoy of cargo trucks and passenger vehicles gambled with the death to run on the road full of land mines. Most of the time, Vietcong would stop the vehicles to capture men they suspected ARVN soldiers or to abduct young folks to fill their units.
My battalion joined the 1st Armor Regiment in a mission to secure the road in November 1969. My company was responsible for 16 kilometers of the road that snaked through the hills. Enemy’s ambushes occurred very often. We engaged and defeated the North Vietnamese regulars. The year 1969 was the last time we had an American advisor going with our unit.
Lai Khe
In Spring 1970, the Big Red One moved to Di An getting ready for repatriation. The ARVN 5th ID Headquarters and its 8th Regiment moved into Lai Khe; and so did all the supporting units.
Lai Khe was an abandoned rubber plantation 50 kilometers north of Saigon. With the perimeter of about 15 kilometers, it was one of super large bases in South Vietnam. Lai Khe was described by the Americans the most rocketed base camp in the country (except for Khe Sanh during the siege in 1972.) The camp would receive incoming rockets three times per day and twice per night. There was a sign read ‘Welcome to Rocket City’ at the main gate of the base.
The challenge for the 5th ID – while retaining its normal operational responsibility – was to take over the responsibilities of the giant 1st ID. The Big Red One was far better equipped and had more manpower than a standard U.S. division. The defense of the base only would cost the 5th ID one fifth of its riflemen. (The division had 12 combat battalions of about 500 men each and 4 reconnaissance companies of 150 men each).
In April 1970, along with the U.S. Army, the ARVN III Corps launched a military incursion into Cambodia. It was named Operation Toan Thang 71/NB (Certain Victory) and was so far the largest operation planned and commanded by the ARVN. The Corps mobilized tens of thousands troops to hunt the Central Office of South Vietnam (COSVN) headquarters and numerous NVA/NLF sanctuaries in several Cambodian bordering provinces. During the sudden and speedy campaign that the enemy had not been aware, the allies’ forces discovered and destroyed a huge enemy’s logistical cache in Cambodia. Unfortunately, the news of the incursion was leaked in the U.S.. It provoked massive protests and riots that forced President Nixon to order the U. S. troops to stop the move right at the moment they were about to reach the COSVN sanctuary.
In 1971, the ARVN launched another operation Toan Thang invading Cambodia. During the first phase of the campaign, my battalion three times engaged and defeated the 174 Regiment of the NVA 5th Infantry.
Vietnamization from our perspective
Our noble cause was not well preached.
The conflict in Vietnam was indeed the war between two opposing ideologies. Communism was quite new to our people. South Vietnamese people mostly were peasants ignorant of politics and they really were not concerned about it.
Vietnam had just gained independence from the French after 80 years enduring their brutal domination. People always suspected the westerners as invaders who came to colonize the country and exploit the resources. They did not see any differences between the French and the American. Our enemies misled the people by hiding their communist identity and put on the mask of patriotism, calling for the fight against American aggression. Besides, the communist terror campaign forced the people to support them.
Our noble cause was not well preached to the people. In addition, it was distorted by the mainstream media in America, our closest ally!
At the meanwhile, South Vietnamese government’s slogan defending the democracy against Communism was less likely to attract the ignorant people who never knew what and how Communism was! The people needed something visible, easy to understand rather than the vague concept.
Two main factors that helped the communists to win the war were their deception and terrorist acts. In 21 years, communists killed indiscriminately, mercilessly to warn the people not to support the government. Their atrocity against our people was totally ignored by the international community. Besides, with help from the Soviet Union and its communist bloc, North Vietnam deceitful propaganda infiltrated into the American public. As the result, South Vietnam while fighting the enemies in the front, was constantly stabbed in the back by the media and politicians of its close ally.
The US’s policy inconsistency.
It’s unquestionable that North Vietnam and China combined would never match the US in term of military might. Why we did not win the war? To win the war, one must have strong determination, consistence in policy and persistence in the fight. From the beginning to the end of the war, our enemy’s strategy was consistently firm, while the US policy varied due to the change of the administration of five consecutive presidents. Even in a sole administration, the policy would be altered depending on the pressure of the public.
Prior to 1964, both President Kennedy and President Johnson agreed that the war “is their war[1]” and “Asian boys ought to be doing for themselves[2]”. After winning election, Johnson changed his stance and escalated war effort and sent combat troop to Vietnam[3].
The US had no determination to defeat the enemy and quitted the fight knowing it could not win the prolonged war! After the visit of President Nixon to China, the U.S. stopped seeing Vietnam an outpost of the Free World. The Democrat-controlled Congress in 1974 decided to abandon Vietnam, giving a death blow to its close ally of 21 years.
Strategic failure.
Throughout the war, we were mostly in defensive position. The US missed many opportunities to end the war in victory! At times, because of the inconsistent policies of different U.S. administrations, we stopped short as we were capable of destroying the enemy right at their safe haven in North Vietnam or in Cambodia.
Even when we conducted “Search and Destroy” operations, we knew nothing about the enemy: their whereabouts, their strength, their equipment, how they set up defensive, what they planned to do… We were like men exposed in the open sun light searching for the ghosts in the dark.
The enemies, in contrast, knew everything about us. They would avoid contact if they were in disadvantaged situation. In general, they followed us every step and waited until we set foot into the battle ground they had chosen. Then they would mobilize an ultimate strong force, usually outnumbered 10-to-1 to warranty a certain victory. We must fight back fiercely and must be very lucky to survive.
Let the Vietnamese fight their own war!
We admit that there were some negative factors that influenced the performance of the Vietnamese armed forces. But throughout the years, South Vietnamese soldiers have fought with bravery and dedication even in the most difficult situations.
During its short life (from 1955 to 1975), the Armed Forces of the Republic of Vietnam (RVN Army) consistently grew in strength and combat capability. The U.S. should instead help to consolidate South Vietnam government, leave the major combat role to South Vietnam army and provide them with proper weapons and equipment. Vietnamese soldiers had no other choice but fought in order to survive. They knew how to win the battle within their capacity. Their persistence, endurance and courage were proven through decades of fighting. Young officers of the new generation were skillful and dedicated. They proved themselves at the battles of Quang Tri old citadel, An Loc, Tong Le Chan, etc. More than two hundred thousand South Vietnamese soldiers were killed in action; thousands of men were awarded various combat medals from the US government. Their courage and sacrifice must not be unaware.
Conclusion
There are a thousand and one “what ifs” when we look back in the history of Vietnam War.
Had we intensely bombed North Vietnam or the Ho Chi Minh trail to destroy their supply line; had the incursion in Cambodia in 1970 not be been cancelled at the moment we were about to capture the COSVN; had the Christmas Bombings on Ha Noi and Hai Phong in December 1972 not stopped at the eve of North Vietnam collapse; had the U.S. Congress not cut military assistance … the history would change its course!
In a series of correspondences to President Thieu, in order to convince him to go to the table, President Nixon kept repeating his promises to provide a military response when needed[4] and at the same time, threatening President Thieu an unpleasant destiny[5]. In a rush to finalize the Paris Accords, President Nixon gave in too much to North Vietnam. The U.S. agreed to withdraw its troops in exchange for an immediate cease-fire and North Vietnam promised to recognize the legitimacy of the South Vietnamese government and agreed to cooperate with an international commission to peacefully resolve future disputes. As soon as the Accords went into effect, North Vietnam violated all terms it agreed upon and mobilized tens of divisions to attack all over the territories of South Vietnam. Sadly, the U.S. failed to keep its promises, doing nothing to help its ally. South Vietnam army faced a shortage of weapons and ammunition. As the result, they could not hold the line. (The military assistance was cut down from 2.8 billion in 1973 to only $300 million in 1975; while North Vietnam received enormous amount of supply from the Soviet Union and China.)
The Vietnamization or Peace with Honor, in fact, was only a disguise to save face and a denial of the failure of the mighty U.S. The U.S. gave up the fight and left its ally alone to deal with an enemy supported by two communist superpowers. In 1975, it took Ha Noi less than two months to capture Saigon from its final offensive in March.
To conclude this presentation, I’d like to quote the old saying of Niccolò Machiavelli “Wars begin where you will, but they do not end where you please.”
But to me, winning or losing the battle depends on the fighters, but winning or losing the war depends on the politicians sitting safely behind the desk. It was so cruel when the sacrifices of hundreds of thousands of soldiers, the lives of millions of people, the destiny of a nation were only the means the ambitious men used in exchange for their political interests.
[1] “I don’t think that unless a greater effort is made by the government to win popular support that the war can be won out there. In the final analysis, it is their war. They are the ones who have to win it or lose it. We can help them, we can give them equipment, we can send our men out there as advisors, but they have to win it, the people of Vietnam, against the communists.” JOHN F. KENNEDY, interview with Walter Cronkite, September 2, 1963
[2] “We are not about to send American boys nine or ten thousand miles away from home to do what Asian boys ought to be doing for themselves.” LYNDON B. JOHNSON, speech at Akron University, October 21, 1964
[3] “We do this [escalating U.S. military involvement in Vietnam] in order to slow down aggression. We do this to increase the confidence of the brave people of South Vietnam who have bravely born this brutal battle for so many years with so many casualties. And we do this to convince the leaders of North Vietnam–and all who seek to share their conquest–of a simple fact: We will not be defeated. We will not grow tired. We will not withdraw either openly or under the cloak of a meaningless agreement.” LYNDON B. JOHNSON, speech explaining his decision to send U.S. combat troops to Vietnam, April 7, 1965
[4] “You can be completely assured that we will continue to provide your Government with the fullest support, including continued economic aid and whatever military assistance is consistent with the ceasefire provisions of this government…” President Nixon’s letter to President Thieu October 16, 1972
“I repeat my personal assurance to you that the US will react very strongly and rapidly to any violation of the agreement…” Nixon’s letter quoted in US Ambassador Ellsworth Bunker’s letter to President Thieu Nov. 15, 1972
[5] “I would urge you to take every measure to avoid the development of an atmosphere which could lead to events similar to those which we abhorred in 1963 and which I personally opposed so vehemently in 1968” Nixon’s letter quoted in Bunker’s letter Oct. 6, 1972
*****************************************
Phần Việt Ngữ
Kinh nghiệm và Nhận định về Việt Nam Hoá Chiến tranh
của một người lính Bộ binh Việt Nam.
Bài thuyết trình của cựu Đại Úy Đỗ Văn Phúc tại Hội thảo về Việt Nam do Trung Tâm Việt Nam tổ chức ngày 25-27 tháng 4, 2019 tại Đại Học Texas Tech, Lubbock, Texas.
Phần dẫn nhập: Diễn biến chính của Chiến tranh Việt Nam
1954: Chiến tranh Đông Dương giữa Việt Minh và Pháp chấm dứt bằng Hiệp Định Geneve, đưa đến sự chia cắt nước Việt Nam ra hai miền với hai chế độ đối nghịch.
1954: Du kích Cộng Sản bắt đầu gây khủng bố ở khắp lãnh thổ miền Nam.
1960: Đại Hội 3 của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội quyết định thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
1960: Hoa Kỳ lập Phái bộ Cố vấn và Yểm trợ (Military Assistance Advisory Group, MAAG)
1964: Hoa Kỳ lập Bộ Tư Lệnh Viện Trợ (Military Assistance Command, Vietnam – MACV)
1965: Hoa Kỳ ồ ạt đổ quân chiến đấu vào miền Nam.
1968: Cộng quân mở chiến dịch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân trên toàn lãnh thổ miền Nam. Trong năm nay, số binh sĩ Hoa Kỳ thương vong lên cao nhất là 14,592 người.
1969: Tổng Thống Richard Nixon đề xướng chính sách Việt Nam Hoá Chiến Tranh VN.
1972: Hoa Kỳ rút hết quân tham chiến khỏi Việt Nam.
1974: Hoa Kỳ cắt viện trợ cho miền Nam.
1975: Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.
Phần 1: Sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Chiến tranh Việt Nam tuy không có sự tuyên chiến, nhưng được xem là cuộc chiến dài nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến thời điểm đó.
Vào đầu thập niên 1960, Việt Cộng tổ chức những cuộc tấn công khủng bố tại khắp nơi ở miền Nam, đặc biệt nhắm vào dân thường để đe dọa và lôi kéo họ. Cho đến năm 1963, chúng mới bắt đầu tấn công quân sự qua trận Ấp Bắc ở tỉnh Định Tường. Quân đội miền Nam tại địa phương do yếu kém về tin tức tình báo đã thất thế trong trận này. Tuy thế, nhìn chung, các đơn vị của Quân Lực VNCH vẫn có đủ khả năng phòng thủ chống lại các hoạt động của Cộng quân.
Năm 1963, do nhận định sai lạc về tình hình chính trị miền Nam, Tổng Thống John Kennedy đã có một quyết định lầm lẫn khi bật đèn xanh cho một nhóm tướng tá phản bội, hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm, lật đổ nền Cộng Hoà đệ nhất. Sau biến cố này, miền Nam rơi vào khoảng trống chính trị, đưa đến hỗn loạn, bất ổn trong những năm kế tiếp. Các tướng tá chỉ lo tranh quyền đã tạo cơ hội cho cộng sản Bắc Việt ồ ạt đổ quân và trang bị vào miền Nam, đẩy đất nước đến bờ bến của sự suy sụp; tạo lý do cho Hoa Kỳ đưa quân trực tiếp tham chiến.
Năm 1965, Tổng Thống Lyndon Johnson ra lệnh Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 16 ngàn năm 1964 lên 183,314 người năm 1965 và ở mức cao nhất là 553 ngàn người vào năm 1969.
Phần 2: Tại sao lại có chương trình Việt Nam Hoá Chiến Tranh?
Vào Tết Mậu Thân đầu năm 1968, Việt Cộng và quân Bắc Việt vi phạm thỏa thuận tạm ngưng bắn trong ba ngày Tết cổ truyền. Chúng đồng loạt mở các cuộc tấn công vào các thành thị miền Nam nhưng đã gánh lấy thảm bại với hàng trăm ngàn binh sĩ bị giết chết và hấu hết cơ sở hạ tầng tại miền Nam bị lộ diện và tiêu diệt. Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, qua chiến thắng Tết Mậu Thân, đã chứng tỏ sự trưởng thành và khả năng chiến đấu bảo vệ miền Nam.
Tuy nhiên, vì sự thiếu tin tức hay tin tức bị xuyên tạc bởi báo chí tả khuynh, công luận Hoa Kỳ coi biến cố Mậu Thân là sự thất bại của Hoa Kỳ và đồng minh. Theo họ, đồng minh đã không có khả năng ngăn ngừa cuộc tổng tấn công! Thêm vào đó, con số binh sĩ Hoa Kỳ tử trận trong năm này lên tới 14,592 người đã tạo làn sóng chống đối mạnh mẽ. Họ áp lực lên chính phủ và quốc hội để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Ứng cử viên Richard Nixon trong mùa bầu cử cuối năm 1968 cũng đã hứa hẹn chấm dứt sự can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi ngồi vào Toà Bạch Cung, Tổng Thống Nixon đã cùng Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đề ra chính sách lấy tên do Bộ Trưỏng Quốc Phòng Melvin Laird đề nghị. Đó là Việt Nam Hoá chiến tranh. Chương trình này nhằm vào việc: ”Tăng cường quân số, trang bị và huấn luyện cho quân lực VNCH để họ đảm nhận nhiệm vụ chính trong chiến đấu; cùng lúc sẽ giảm dần quân chiến đấu Hoa Kỳ.” Nixon nhấn mạnh hai mục tiêu chính của chương trình trong bài diễn văn truyền hình ngày 3 tháng 11, 1969 như sau: “Gia tăng quân số, trang bị tiếp liệu, khả năng lãnh đạo chỉ huy, và khả năng chiến đấu của Quân Lực VNCH. Đồng thời, nới rộng thêm các chương trình bình định tại miền Nam Việt Nam.”
Phần 3: Vài kinh nghiệm trong năm đầu của kế hoạch Việt Nam Hoá.
Có một sự trùng hợp rất ngẫu nhiên khi khoá 1 của Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị mãn khoá vào đầu năm 1969 rơi vào năm đầu của kế hoạch Việt Nam Hoá. Hầu hết trong 168 tân sĩ quan CTCT được đưa ra một số trung đoàn thuộc các sư đoàn bộ binh bị xem là yếu kém của Quân Lực trong đó các sư doàn 2, 5, 9, 18, 23 và Liên Đoàn 5 Biệt Động. Riêng Sư Đoàn 5 BB, trấn nhậm một khu vực hiểm nghèo và đang bị vấn nạn đào ngũ nghiêm trọng, đã nhận 39 sĩ quan CTCT phân phối đến đủ 39 đại đội tác chiến. Những sĩ quan này có nhiệm vụ phát động các phong trào nhằm gia tăng tinh thần binh sĩ, giảm bớt nạn đào ngũ.
Sư Đoàn 5 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn 3 ở miền đông Nam phần, chịu trách nhiệm hành quân trong một vùng rộng lớn gần 5000 dặm vuông của ba tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Bao quanh vài thị trấn, quận lỵ nhỏ là những khu rừng bạt ngàn, rậm rạp, là nơi mà du kích cộng sản từng lập những mật khu hiểm nghèo của chúng từ thời chống Pháp. Trước năm 1969, vùng lãnh thổ này do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (biệt danh Big Red One) và Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ (1st Calvary) đảm trách. Riêng Sư Đoàn 1 BB chỉ trong chưa tới 4 năm chiến đấu tại đây, đã tổn thất hết 6,146 binh sĩ tử trận, hơn 16 ngàn bị thương và khoảng 20 binh sĩ bị địch bắt làm tù binh.
Trong năm 1969, chúng tôi có rất nhiều dịp hành quân chung với Sư Đoàn 1 BB Hoa Kỳ. Tiểu đoàn 4/8 Việt Nam phối hợp với Tiểu Đoàn 2/28 Hoa Kỳ trong các hành quân lùng và diệt (search and destroy). Chúng tôi cùng đóng trong một căn cứ Gela, là căn cứ lớn nhất trong hệ thống các căn cứ hoả lực đủ tầm yểm trợ cho các đơn vị hoạt động trong vùng. Tại đây có các pháo đội đại bác 155 ly gồm 3 khẩu và 105 ly gồm 6 khẩu. Mỗi ngày, 4 đại đội (hai Việt, hai Mỹ) được trực thăng vận thả xuống những điểm cách căn cứ khoảng 15 cây số. Từ đó, di chuyển trở ngược về căn cứ, lục soát hàng chục mục tiêu được ấn định. Các đơn vị này sẽ về đến căn cứ vào lúc chiều tối để phòng thủ. Ngoài ra, còn có 2 đại đội khác được thả vào một vùng khác để hành quân lục soát dài ngày, thường là 15 ngày mỗi đợt. Trong mỗi đại đội bộ binh Việt Nam, có 1 trung đội Mỹ tăng cường; và trái lại, một trung đội Việt của đại đội đó thì được biệt phái cho đại đội của Mỹ. Nhờ những cuộc hành quân chung này, hai bên học hỏi được nhiều từ các bạn đồng minh của mình.
Cuối năm 1969, các đơn vị Việt Mỹ tái thiết con đường Liên Tỉnh Lộ 13 dài hơn 90 cây số từ Phú Giáo (Bình Dương) đến Phước Bình (Phước Long). Con đường này bỏ hoang từ hàng chục năm trước. Nền nhựa của mặt đường bị bom đạn cày nát, lỗ chỗ hố đạn, hố mìn. Bià rừng hai bên đường được khai quang bằng chất da cam một khoảng gần 100 mét bề ngang. Mỗi tháng vài lần, các chuyến xe đò chở khách và xe hàng liều lĩnh đánh bạc với tử thần để vượt qua con đường này. Trước đây, ngoài việc bị nổ tung do mìn, các xe cộ thường bị Việt Cộng chận lại để tuyên truyền, bắt giữ những đàn ông chúng tình nghi là quân, cán chính miền Nam, hay bắt các thanh niên mới lớn theo chúng để bổ sung quân số. Tiểu đoàn chúng tôi hành quân chung với một Chi đoàn chiến xa thuộc Thiết Đoàn 1 giữ an ninh một quảng đường dài 16 cây số. Chúng tôi thường bị Việt Cộng phục kích ở các khúc quẹo nhưng nhờ tinh thần binh sĩ hăng say và hoả lực yểm trợ mạnh, chúng tôi thường đẩy lui các cuộc phục kích đó, giết nhiều cán binh chính quy Bắc Việt.
Năm 1969 là năm cuối cùng chúng tôi có cố vấn Mỹ đi theo trong các cuộc hành quân.
Vào đầu năm 1970, Sư Đoàn 1 BB Mỹ di chuyển về Dĩ An chờ hồi hương giao căn cứ Lai Khê lại cho Việt Nam. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB cùng các đơn vị yểm trợ thống thuộc và Trung Đoàn 8 Bộ Binh tiếp nhận và dọn vào nhà mới.
Là một đồn điền cao su rộng lớn về hướng bắc cách Sài Gòn khoảng 50 cây số, Lai Khê với chu vi hơn 15 cây số, là một trong những siêu căn cứ quân sự ở miền Nam. Ngay cổng chính nam Lai Khê, lính Mỹ treo một bảng hiệu “Chào mừng quý vị đến thành phố hoả tiễn” (welcome to the rocket city). Vì Lai Khê cũng lại là căn cứ hứng chịu nhiều cuộc pháo kích nhất. Đa phần trong ngày, Việt Cộng bắn vào căn cứ ít nhất 3, 4 đợt gồm đủ loại hoả tiễn 107, 122 ly; vào ban đêm, chúng tặng thêm cũng vài đợt khác. Chỉ có căn cứ Khe Sanh trong cuộc bao vây 1972 mới qua mặt Lai khê về số lượng pháo bắn vào.
Cái khó khăn lớn nhất của Sư Đoàn 5 BB Việt Nam là vừa duy trì trách nhiệm thường lệ, nay nhận thêm trách nhiệm thay thế một lúc hai sư đoàn Mỹ mà trong đó Sư Đoàn 1 BB lại là sư đoàn có quân số và trang bị cao hơn bất cứ sư đoàn bộ binh nào khác của lục quân Mỹ. Để phòng thủ một căn cứ quá rộng như Lai Khê, Sư Đoàn 5 BB Việt Nam phải sử dụng gần hết một phần năm quân số chiến đấu. Số quân còn lại phải chia ra gánh vác một lãnh thổ mà trước đây là do ba sư đoàn (hai Mỹ, một Việt) đảm trách.
Vào tháng 4 năm 1970, Hoa Kỳ và Việt Nam song hành mở cuộc Hành Quân Toàn Thắng đánh sâu vào lãnh thổ Cambodia. Đây là cuộc hành quân quy mô nhất mà Quân Lực VNCH tổ chức và phối hợp chỉ huy. Quân bộ và thiết giáp đồng minh đã tấn công bất ngờ vào vùng hậu cứ an toàn của địch nên chiếm nhiều căn cứ hậu cần, tịch thu hàng trăm tấn súng đạn và luơng thực. Nhưng rất tiếc, khi các đơn vị bộ binh Mỹ chỉ còn cách trung tâm đầu não của Trung Ương Cục Miền Nam thì nhận được lệnh phải dừng lại và quay trở về. Đó là do tin tức về cuộc hành quân bị tiết lộ và Quốc Hội Mỹ cho rằng vi phạm các điều khoản về luật lệ hành quân ở ngoại quốc (Foreign Military Sales Act). Qua đầu năm 1971, Quân Đoàn 3 lại mở cuộc Hành Quân Toàn Thắng khác thọc sâu vào các tỉnh của Cambodia sát biên giới với Việt Nam. Tiểu đoàn chúng tôi ba lần giao tranh với Trung đoàn 174, Công Trường 5 Bắc Việt và lần nào cũng thắng đậm.
Nhận định về kế hoạch Việt Nam Hoá.
Ai cũng phải thừa nhận cuộc chiến Việt Nam là sự xung đột mang tính chất ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và lý tưởng tự do dân chủ. Nhưng đối với dân chúng Việt Nam mà đại đa số là nông dân ít học, không có nhận thức gì về chính trị và cũng chẳng mấy quan tâm; thì đem cộng sản quốc gia ra giải bày không mang kết quả. Đối với dân chúng, sau hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, họ có ác cảm với bất cứ người Tây Phương nào đến Việt Nam mà họ xem là những kẻ đi xâm lăng, đô hộ và bóc lột. Chính từ cách nhìn này mà bọn kẻ thù của chúng ta che dấu lý lịch cộng sản để khoác lên bộ mặt yêu nước chống ngoại xâm. Khi người Mỹ can thiệp vào Việt Nam, cộng sản đã thành công khi cưỡng đoạt chính nghĩa với chiêu bài “Chống Mỹ Cứu Nước.” Trong khi đó thì những khẩu hiệu chống cộng bảo vệ tự do dân chủ của chính phủ VNCH rất mơ hồ, rất khó hấp dẫn người nông dân chưa hề nghe, biết gì đến chủ nghĩa cộng sản.
Vì thế, có thể nói tóm tắt rằng Việt Cộng thắng được là nhờ sự lừa bịp và các hoạt động khủng bố; trong khi miền Nam thì không hoằng dương được chính nghĩa tự do dân chủ mà còn bị truyền thông Hoa Kỳ xuyên tạc, bôi nhọ. Trong 21 năm, quân dân miền Nam đã là nhân chứng của nạn diệt chủng do cộng sản thực hiện. Chúng giết người một cách vô tội vạ, không nương tay. Nhưng những hành vi này đã không được thế giới biết đến. Nhờ những hoạt động tuyên truyền xảo trá, chúng đã lừa bịp cả quốc tế và ngay cả công luận Hoa Kỳ. Hậu quả là miền Nam đã nhiều lần bị những cú dao đâm sau lưng từ giới truyền thông và chính khách đồng minh Mỹ.
Trong bất kỳ cuộc chiến nào, yếu tố quyết định cho sự thắng lợi là sự quyết tâm, nhất quán trong sách lược và bền bỉ trong chiến đấu. Dù cộng sản miền Nam, ghép chung với Bắc Việt, cho thêm cả Trung Cộng, cũng chẳng thể nào so với Hoa Kỳ về tiềm lực quân sự; nhưng Hoa Kỳ đã không thắng được Việt Cộng, cũng chỉ vì Hoa Kỳ kém xa kẻ địch về sự quyết tâm chiến thắng.
Phía cộng sản, từ khi khởi động cho đến khi kết thúc cuộc chiến, chỉ có một sự lãnh đạo duy nhất của đảng Cộng Sản; trong khi về phía Hoa Kỳ, trải qua 5 đời Tổng Thống mà mỗi vị đều có những chính sách khác nhau. Ngay cả trong một đời Tổng Thống cũng có khi chính sách thay đổi cho phù hợp với đòi hỏi của công luận. Khi ra tranh cử, hứa hẹn thế này, nhưng khi cầm quyền lại làm thế kia. Cùng một vị, khi thì tuyên bố ồn ào quyết tâm chiến thắng ở Việt Nam, thời gian sau thì đòi rút quân, xuống thang chiến tranh. Những sự thay đổi trong sách lược chiến tranh như đã nuôi dưỡng tiếp sức cho kẻ địch hồi phục nhanh chóng để sau cùng ngoài tầm cưỡng chế của chúng ta.
Đến năm 1964, Tổng Thống Kennedy và cả Tổng Thống Johnson đều cho rằng nên để cho người Việt chiến đấu vì “đó là cuộc chiến của họ[1]”, “để cho thanh niên Á Châu tự đánh lấy[2]”. Nhưng chỉ vài tháng sau, đầu năm 1965, khi được bầu lại vào Bạch Cung, Tổng Thống Johnson gia tăng nỗ lực chiến tranh và gửi quân tác chiến vào Việt Nam[3]!
Những lời tuyên bố tiền hậu bất nhất của các lãnh tụ Mỹ cho thấy Hoa Kỳ không có quyết tâm giành chiến thắng. Họ bỏ cuộc vì biết không thể thắng được trong một cuộc chiến dai dẳng với một kẻ thù lì lợm. Nhất là sau cuộc viếng thăm Hoa Lục năm 1972, Tổng Thống Nixon đã không còn xem miền Nam Việt Nam như một tiền đồn chống cộng của thế giới tự do nữa. Quốc Hội Mỹ do đảng Dân Chủ cầm đầu, năm 1974 đã nhẫn tâm giáng xuống lưỡi gươm cắt viện trợ, khai tử Việt Nam Cộng Hoà.
Khi bàn về mặt chiến lược, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng phe đồng minh trong suốt cuộc chiến chỉ áp dụng những chiến lược có tính phòng thủ hơn là tạo thế tấn công. Hoa Kỳ đã đánh mất nhiều cơ hội để chiến thắng. Chúng ta đã có nhiều lần dừng tay khi sắp đẩy quân thù xuống vực sâu của thảm bại! Vụ rút quân Mỹ khi chi còn vài cây số là ập vào tiêu diệt Trung Ương Cục miền nam là một thí dụ.
Chúng ta đánh nhau với một kẻ địch mà chúng ta chẳng biết chúng ở đâu, đông ít thế nào, phòng thủ ra sao? Chúng ta đi “tìm và diệt” nhưng cứ phơi mình ngoài ánh sáng để mò mẫm đi tìm chúng trong bóng tối! Ngược lại, kẻ địch biết chúng ta từ đường tơ kẽ tóc. Chúng sẽ né tránh khi không ở trong lợi thế mà chờ chúng ta đi lọt vào một trận địa do chúng chọn sẵn. Chúng sẽ huy động một quân số áp đảo có khi lên đến 10 chọi một. Trận địa pháo cũng dàn sẵn, chỉ chờ đúng lúc là tiền pháo, hậu xung với nhiều đợt biển người. Trong hoàn cảnh đó, quân ta phải cật lực lắm, gan dạ lắm và cũng phải may mắn lắm mới đương cự và sống sót!
Dù can trường, quân lực VNCH cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiều yếu tố làm cho khả năng chiến đấu suy giảm. Lẽ ra, Hoa Kỳ nên ngay từ đầu, để cho quân đội Việt nam tự chiến đấu. Họ cần giúp đỡ tận tình về vũ khí, trang bị không để thua kém đối phương. Vì hạnh phúc, an ninh của cá nhân, gia đình và đất nước thanh niên Việt Nam có khả năng tự học hỏi, tự chiến đấu mà klhông phải lệ thuộc vào ai. Người lính Việt Nam đã bền bỉ chiến đấu hàng hai chục năm, sức chịu đựng và sự can trường từng được chứng minh rõ rệt qua các trận Huế, Quảng Trị, An Lộc, Tống Lê Chân…
Chính phủ Hoa Kỳ cũng phải thừa nhận tinh thần chiến đấu của QLVNCH qua việc ân thưởng cho hàng ngàn quân nhân Việt Nam nhiều loại huy chương chiến công như Navy Cross, Air Medal, Silver star, Bronze star, Army Commendation, Đặc biệt, nhiều đơn vị QLVNCH được thưởng cả huy chương của Tổng Thống Hoa Kỳ.
Kết luận
Nhìn lại lịch sử cuộc chiến, chúng ta thấy có hàng ngàn thắc mắc, nuối tiếc nếu như các diễn biến đã xảy ra khác đi. Lịch sử có thể đã xoay chiều:
Nếu như Hoa Kỳ bền bỉ oanh kích phá nát con đường mòn Hồ Chí Minh để triệt tiêu tiếp vận của Bắc Việt đưa vào Nam?
Nếu như quân đội Mỹ không bị gọi giật lại, mà vẫn tiến vào Trung Ương Cục, tàn sát hết bọn lãnh đạo cộng sản chóp bu?
Nếu như Tổng Thống Mỹ không ra lệnh ngừng ném bom Hà Nội và Hải Phòng đêm Giáng Sinh 1972, khi mà nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt sắp phải đầu hàng vì kiệt quệ.
Nếu như Quốc Hội Hoa Kỳ không cắt hết viện trợ cho Quân lực Việt Nam để tiếp tục chiến đấu vào đầu năm 1975?
Vào giai đoạn của cuộc hoà đàm Paris, khi muốn thúc ép miền Nam ngồi vào bàn hội nghị, Tổng Thống Nixon đã viết cho Tổng Thống Thiệu hàng chục lá thư, lập đi lập lại những lời hứa hẹn sẽ có phản ứng mạnh về quân sự nếu phía cộng sản vi phạm các điều khoàn[4], nhưng đồng thời cũng có những lời đe dọa đến sinh mạng Tổng Thống Thiệu[5]. Do sự nôn nóng muốn đạt được thoả ước vì áp lực từ Quốc Hội, Tổng Thống Nixon đã nhượng bộ cho phía Việt Cộng rất nhiều. Hoa Kỳ đồng ý rút hết quân đội ra khỏi miền Nam trong vòng 60 ngày để đổi lấy một cuộc ngưng bắn cấp thời và lời hứa hẹn của phe cộng sản sẽ thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ VNCH cũng như sự hứa hẹn sẽ giải quyết các tranh chấp trong tương lai bằng phương pháp hoà bình qua trung gian của một tổ chức quốc tế.
Nhưng Thoả ước Paris ký chưa ráo mực, Cộng sản đã vi phạm ngay tức khắc bằng cách huy động hàng chục sư đoàn từ miền Bắc ồ ạt tràn qua vĩ tuyến 17, tấn công liên tục các đơn vị VNCH. Buồn thay, Hoa Kỳ phản bội lời hứá và không làm một điều gì để giúp VNCH chống lại. Quân lực VNCH không những thiếu thốn vũ khí, đạn dược mà còn dưới cơ về chiến cụ. (Nhắc lại, quân viện của Hoa Kỳ năm 1973 là 2.8 tỷ, bị cắt xuống còn 300 triệu vào năm 1974. Nhưng người lính tác chiến được cấp phát vài viên đạn để bắn một ngày. Xe tăng, cơ giới, phi cơ không có xăng dầu để chạy).
Như thế, chúng ta thấy rõ mỹ từ Việt Nam Hoá, chẳng qua là sự vuốt mặt, che đậy sự thất bại của một nước siêu cường. Hoa Kỳ đã bỏ cuộc và bỏ rơi cho đồng minh của mình đơn độc chống lại một kẻ thù hùng mạnh có sự giúp sức của hai đồng chí đại cường Liên Sô và Trung Cộng.
Năm 1975, quân Bắc Việt chỉ mất hai tháng từ khi mở màn cuộc tấn công lần chót, để chiếm hết miền Nam!
Để kết thúc, chúng tôi xin nhắc câu nói của chính khách lừng danh người Ý là Niccolo Machiavelli[6]: “Những cuộc chiến bắt đầu từ ý muốn của bạn, nhưng chúng không kết thúc như bạn mong muốn.”
Theo tôi, thắng hay thua một trận đánh là do tài ba dũng cảm của người tham chiến; nhưng thắng hay thua một cuộc chiến là do ý muốn của những chính trị gia ngồi an toàn trong các văn phòng. Thật là tàn nhẫn khi sinh mạng hàng trăm ngàn binh sĩ, cuộc sống của hàng triệu người dân, và số phận của một đất nước bị những kẻ quyền thế sử dụng làm món hàng trao đổi cho quyền lợi chính trị của họ.